Người có họ trong phạm vi ba đời là những ai? Cháu nội, ngoại có được giảm trừ gia cảnh không?
Người có họ trong phạm vi ba đời là những ai?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
3. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
4. Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.
...
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
...
Theo quy định thì những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Người có họ trong phạm vi ba đời là những ai? Cháu nội, ngoại có được giảm trừ gia cảnh không?
Cháu nội, ngoại có được giảm trừ gia cảnh không?
Căn cứ theo Công văn 4758/TCT-DNNCN năm 2023 quy định như sau:
...
Tại Điều 104, Điều 105 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định:
“Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.”
“Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em
Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là cháu nội, cháu ngoại (mà vẫn còn bố mẹ đang trong độ tuổi lao động, vẫn có khả năng lao động và nuôi dưỡng) thì không thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
...
Theo đó, ông bà sẽ không được đăng ký cháu nội, cháu ngoại là người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân nếu cha mẹ của cháu đang trong độ tuổi lao động, vẫn có khả năng lao động và nuôi dưỡng.
Những ai không thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 thì giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền lương, tiền công áp dụng đối với người lao động là cá nhân cư trú. Theo đó, cá nhân không cư trú không thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, người lao động được xem là cá nhân không cư trú khi không đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm một trong hai trường hợp: có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Như vậy, người lao động là cá nhân không cư trú không được giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?