Người có chứng chỉ kiểm toán viên được miễn thi môn nào trong thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế?
Người có chứng chỉ kiểm toán viên được miễn thi môn nào trong thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTC có quy định về các trường hợp miễn môn thi như sau:
Miễn môn thi
1. Miễn môn thi pháp luật về thuế đối với người dự thi đã có thời gian làm việc trong ngành thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thời gian 60 tháng liên tục tính đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc, giữ ngạch chuyên viên, kiểm tra viên thuế, chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) và có thời gian làm công tác quản lý thuế hoặc giảng dạy nghiệp vụ thuế tối thiểu 36 tháng (được tính cộng dồn trong 05 năm làm việc đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc);
b) Không bị kỷ luật hành chính trong thi hành công vụ từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian 24 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc;
c) Đăng ký xét miễn môn thi trong thời gian 36 tháng kể từ tháng nghỉ hưu, nghỉ việc.
2. Miễn môn thi kế toán đối với người dự thi nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Người đã tốt nghiệp đại học, sau đại học thuộc ngành, chuyên ngành kế toán, kiểm toán và có thời gian làm kế toán, kiểm toán 60 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm đăng ký xét miễn môn thi. Thời gian làm kế toán, kiểm toán được tính sau khi tốt nghiệp đại học, sau đại học thuộc ngành, chuyên ngành kế toán, kiểm toán đến thời điểm đăng ký xét miễn môn thi.
b) Người đã đạt yêu cầu môn thi kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao và còn trong thời gian bảo lưu tại kỳ thi cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức.
3. Miễn môn thi pháp luật về thuế và môn thi kế toán đối với người đáp ứng một trong các trường hợp tại điểm a hoặc điểm b dưới đây:
a) Người có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định.
b) Người đã có thời gian làm việc trong ngành thuế tối thiểu 10 năm liên tục tính đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc, đáp ứng các điều kiện sau:
b1) Đã giữ ngạch chuyên viên, kiểm tra viên thuế, chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) tối thiểu 10 năm hoặc có ngạch chuyên viên chính, kiểm tra viên chính, chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) trở lên và có thời gian làm công tác quản lý thuế hoặc giảng dạy nghiệp vụ thuế tối thiểu 60 tháng (được tính cộng dồn trong 10 năm làm việc đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc);
b2) Không bị kỷ luật hành chính trong thi hành công vụ từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian 24 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc.
b3) Đăng ký xét miễn môn thi trong thời gian 36 tháng kể từ tháng nghỉ hưu, nghỉ việc.
4. Tổng cục Thuế xây dựng danh mục vị trí việc làm về công tác quản lý thuế, công tác giảng dạy nghiệp vụ thuế đối với người làm việc trong ngành thuế được miễn môn thi theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều này.
Theo đó, người có chứng chỉ kiểm toán viên được miễn thi môn pháp luật về thuế và môn thi kế toán đối trong thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Người có chứng chỉ kiểm toán viên được miễn thi môn nào trong thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế?
Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định:
Nội dung và hình thức thi
1. Nội dung thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm:
a) Môn pháp luật về thuế.
Nội dung môn thi pháp luật về thuế bao gồm: Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, các loại thuế khác; phí và lệ phí thuộc Ngân sách nhà nước.
b) Môn kế toán.
Nội dung môn thi kế toán bao gồm: Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác về kế toán.
2. Hình thức thi: Bài thi được thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính dưới hình thức thi viết hoặc thi trắc nghiệm; thời gian cho mỗi môn thi tùy thuộc vào hình thức thi, từ 60 phút đến 180 phút.
3. Ngôn ngữ sử dụng trong các kỳ thi là tiếng Việt.
Theo đó, ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là tiếng Việt.
Hội đồng thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định:
Tổ chức thi
1. Tổng cục Thuế tổ chức thi hàng năm, mỗi năm tổ chức ít nhất 01 kỳ thi. Tổng cục Thuế ban hành quy chế thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế để áp dụng chung cho tất cả các kỳ thi.
2. Hội đồng thi do Tổng cục Thuế thành lập. Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi theo quy định tại Thông tư này và quy chế thi do Tổng cục Thuế ban hành.
3. Hội đồng thi có nhiệm vụ:
a) Thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và ít nhất trên 01 phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian, địa điểm thi và các thông tin khác liên quan đến kỳ thi trước ngày thi ít nhất 45 ngày;
b) Đăng tải danh sách người dự thi (họ và tên, ngày sinh, số báo danh, môn thi tham dự, địa điểm thi) và các thông tin khác có liên quan trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trước ngày thi ít nhất 15 ngày;
c) Tổ chức thi, chấm thi, phúc khảo kết quả thi và báo cáo Tổng cục Thuế phê duyệt kết quả thi, kết quả phúc khảo;
d) Công bố kết quả thi, kết quả phúc khảo trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và gửi kết quả điểm thi, điểm phúc khảo cho người dự thi qua thư điện tử theo địa chỉ mà người dự thi đã đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi hoặc ngày hết hạn nhận đơn đề nghị phúc khảo;
đ) Chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn cho người dự thi và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời gian diễn ra kỳ thi.
Theo đó, Hội đồng thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế có nhiệm vụ sau:
- Thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và ít nhất trên 01 phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian, địa điểm thi và các thông tin khác liên quan đến kỳ thi trước ngày thi ít nhất 45 ngày;
- Đăng tải danh sách người dự thi (họ và tên, ngày sinh, số báo danh, môn thi tham dự, địa điểm thi) và các thông tin khác có liên quan trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trước ngày thi ít nhất 15 ngày;
- Tổ chức thi, chấm thi, phúc khảo kết quả thi và báo cáo Tổng cục Thuế phê duyệt kết quả thi, kết quả phúc khảo;
- Công bố kết quả thi, kết quả phúc khảo trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và gửi kết quả điểm thi, điểm phúc khảo cho người dự thi qua thư điện tử theo địa chỉ mà người dự thi đã đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi hoặc ngày hết hạn nhận đơn đề nghị phúc khảo;
- Chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn cho người dự thi và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời gian diễn ra kỳ thi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?