Người có bài thuốc gia truyền có phạm vi hành nghề là gì?
Người có bài thuốc gia truyền là ai?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.
9. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người giữ quyền sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh quy định tại khoản 8 Điều này.
...
Theo đó, người có bài thuốc gia truyền là người giữ quyền sở hữu bài thuốc theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.
Người có bài thuốc gia truyền có phạm vi hành nghề là gì?
Người có bài thuốc gia truyền có phạm vi hành nghề là gì?
Căn cứ tại khoản 14 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định:
Phạm vi hành nghề của người hành nghề
...
14. Phạm vi hành nghề của người có bài thuốc gia truyền:
a) Người có bài thuốc gia truyền được khám bệnh, sử dụng bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
b) Bài thuốc gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng thành phần, dạng bào chế, công dụng (chỉ định), liều lượng, cách dùng;
c) Được sử dụng nhiều bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
d) Người vừa có bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền được sử dụng đồng thời cho người bệnh trong cùng một thời điểm;
đ) Không được kê đơn và sử dụng thuốc hóa dược, thuốc dược liệu và sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh.
15. Phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền:
a) Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được khám bệnh, sử dụng phương pháp chữa bệnh gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
b) Phương pháp chữa bệnh gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng quy trình, đúng bệnh hoặc chứng bệnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh gia truyền, kết hợp với bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh, chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
d) Không được sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi hành nghề phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Theo đó, phạm vi hành nghề của người có bài thuốc gia truyền là:
- Người có bài thuốc gia truyền được khám bệnh, sử dụng bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
- Bài thuốc gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng thành phần, dạng bào chế, công dụng (chỉ định), liều lượng, cách dùng;
- Được sử dụng nhiều bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
- Người vừa có bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền được sử dụng đồng thời cho người bệnh trong cùng một thời điểm;
- Không được kê đơn và sử dụng thuốc hóa dược, thuốc dược liệu và sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh.
Cấp mới giấy phép hành nghề khám chữa bệnh cho người có bài thuốc gia truyền khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Cấp mới giấy phép hành nghề
1. Cấp mới giấy phép hành nghề được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
b) Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề;
c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ;
d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:
a) Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
b) Có đủ sức khỏe để hành nghề;
c) Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
d) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
a) Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, cấp mới giấy phép hành nghề khám chữa bệnh cho người có bài thuốc gia truyền khi đáp ứng điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền;
- Có đủ sức khỏe để hành nghề;
- Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
- Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?