Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8): Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm? Công an có được nghỉ làm không?

Sắp tới sẽ đến ngày đặc biệt đối với lực lượng Công an nhân dân của nước ta, năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8)? Và Công an có được nghỉ làm vào ngày này hay không?

Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8): Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm?

Xem thêm: C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào?

Ngày 19/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội. Cùng với việc đập tan các cơ quan đàn áp của địch và thiết lập chính quyền cách mạng, ở các tỉnh Bắc Bộ đã lập Sở Liêm phóng, Trung Bộ lập Sở Trinh sát, Nam bộ lập Quốc gia tự vệ cuộc.

Tuy tên gọi ở ba miền khác nhau, nhưng các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân đều có chung nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ tính mạng và tải sản của nhân dân.

Căn cứ tại Điều 6 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định như sau:

Ngày truyền thống của Công an nhân dân
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Theo đó, ngày 19 tháng 8 hằng năm sẽ là ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại khoản Điều 2, Điều 3 Thông tư 24/2024/TT-BCA có quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Ngày thành lập, ngày truyền thống, năm tròn, năm khác được quy định tại Điều 3 Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương;
2. Năm lẻ 5 là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
3. Các lực lượng trong Công an nhân dân gồm 05 lực lượng được quy định tại Điều 7 Thông tư số 65/2021/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quản lý biên chế trong Công an nhân dân.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
1. Tổ chức kỷ niệm theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Nhà nước và Bộ hưởng Bộ Công an; phù hợp với tình hình thực tế; bảo đảm ý nghĩa, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, không phô trương hình thức;
2. Quy mô tổ chức kỷ niệm theo thứ tự tăng dần “năm khác”, “năm lẻ 5”, “năm tròn”;
3. Bộ Công an tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Công an nhân dân gắn với Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Ngày Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy gắn với Ngày truyền thống Xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
4. Ngày truyền thống các lực lượng: Tổ chức kỷ niệm trong các đơn vị trực thuộc Bộ và lực lượng theo ngành dọc ở Công an các địa phương (có chung ngày kỷ niệm của lực lượng). Ngày thành lập, ngày truyền thống của Công an đơn vị, địa phương chỉ tổ chức kỷ niệm trong nội bộ Công an đơn vị, địa phương;
5. Tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn; năm khác, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, nếu xét thấy cần thiết báo cáo đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an quyết định quy mô tô chức;
6. Thời gian ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm
a) Ngày truyền thống Công an nhân dân và Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”: Đối với năm tròn, ban hành kế hoạch trước ngày kỷ niệm ít nhất 01 năm. Đối với năm lẻ 5, năm khác ban hành kế hoạch trước ngày kỷ niệm ít nhất 06 tháng;
b) Ngày Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy gắn với Ngày truyền thống Xây dựng lực lượng Công an nhân dân; ngày truyền thống của các lực lượng; ngày thành lập, ngày truyền thống Công an đơn vị, địa phương ban hành kế hoạch trước ngày kỷ niệm ít nhất 06 tháng;
c) Ngày thành lập, ngày truyền thống các tổ chức chính trị-xã hội trong Công an nhân dân; ngày thành lập, ngày truyền thống đơn vị Công an cấp phòng, huyện, quận, thị xã và tương đương ban hành kế hoạch trước ngày kỷ niệm ít nhất 03 tháng;
d) Ngày thành lập, ngày truyền thống Công an xã, phường, thị trấn và tương đương ban hành kế hoạch trước ngày kỷ niệm ít nhất 01 tháng.

Từ các quy định nêu trên, thì năm nay sẽ kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2024) và 19 năm Ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".

Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8)

Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8)

Ngày 19 tháng 8 năm 2024 Công an có được nghỉ làm không?

Tại khoản 1 Điều 40 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về chế độ nghỉ ngơi đối với Công an như sau:

Chế độ nghỉ ngơi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân công an
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân công an đang công tác được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp và công nhân công an do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Theo đó, Công an đang công tác được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy thì Công an được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong 06 dịp lễ tết sau đây:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Từ những quy định trên, ngày 19 tháng 8 năm 2024 không phải là ngày nghỉ làm của Công an, trừ trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an có quy định khác.

Ngày truyền thống Công an nhân dân 19/8 có phải ngày lễ lớn hay không?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, ngày 19/8 ngày truyền thống của Công an nhân dân không thuộc các ngày lễ lớn trong nước.

Ngày truyền thống của Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8): Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm? Công an có được nghỉ làm không?
Lao động tiền lương
19 tháng 8 là ngày gì của Công an? Ngày 19/8/2024 có phải là ngày nghỉ lễ, tết của sĩ quan công an không?
Lao động tiền lương
Ngày 19/8 là ngày gì? Hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân hiện nay là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày truyền thống của Công an nhân dân
11,194 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào