Ngày của Mẹ là ngày nào trong tháng 5? Người lao động có được nghỉ vào Ngày của Mẹ không?

Ngày của Mẹ là ngày nào trong tháng 5? Người lao động có được nghỉ vào Ngày của Mẹ không?

Ngày của Mẹ là ngày nào trong tháng 5?

Ngày của Mẹ hay còn gọi là Mother’s Day hoặc Ngày Hiền Mẫu chính là ngày kỷ niệm, tôn vinh những người mẹ trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, Ngày của Mẹ được mọi người đón nhận và hưởng ứng vì đây là dịp mà con cái có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đối với người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục mình khôn lớn. Đồng thời, đây là dịp để tôn vinh những đóng góp, công lao của những người mẹ đối với gia đình và xã hội.

Ngày của Mẹ được tổ chức vào nhiều ngày khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng phổ biến nhất là ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5.

Theo đó, năm 2024, Ngày của Mẹ rơi vào chủ nhật ngày 12 tháng 5.

Ngày của Mẹ là ngày nào trong tháng 5? Người lao động có được nghỉ vào Ngày của Mẹ không?

Ngày của Mẹ là ngày nào trong tháng 5? Người lao động có được nghỉ vào Ngày của Mẹ không?

Người lao động có được nghỉ vào Ngày của Mẹ không?

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...

Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ, tết không có trường hợp quy định người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào Ngày của Mẹ.

Như vậy, người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào Ngày của Mẹ.

Lưu ý: trường hợp Ngày của Mẹ trùng vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 nghỉ việc riêng thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương. Bên cạnh đó, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.

Ngoài ra, nếu Ngày của Mẹ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ vào ngày này.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể chủ động xin nghỉ không lương vào Ngày của Mẹ. Tuy nhiên, phải nhận được sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động.

Người lao động đi làm vào Ngày của Mẹ thì hưởng lương thế nào?

Theo đó, Ngày của Mẹ là một ngày bình thường, không phải là ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
...

Theo đó, người lao động đi làm vào Ngày của Mẹ sẽ được trả lương theo giao kết trong nội dung của hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, nếu Ngày của Mẹ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động thì trường hợp này người lao động sẽ được hưởng lương như sau:

Căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
...

Theo đó, trường hợp người lao động đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần thì được hưởng lương như sau:

- Đi làm vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng: 200% lương của ngày làm việc bình thường.

- Đi làm vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 270% lương của ngày làm việc bình thường. Cụ thể thực hiện theo công thức sau đây:

Lương làm thêm giờ vào ban đêm = Lương làm thêm ngày nghỉ hằng tuần + 30% lương ngày thường + 20% lương làm thêm giờ vào ban ngày = 200% + 30% + (20% x 200%) = 270%

Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày của Mẹ
2,568 lượt xem
Ngày của Mẹ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngày 12 tháng 5 năm 2024 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Ngày của Mẹ là ngày nào trong tháng 5? Người lao động có được nghỉ vào Ngày của Mẹ không?
Lao động tiền lương
Ngày của Mẹ 2024 là ngày nào? Lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh con bao nhiêu lâu?
Lao động tiền lương
Ngày của Mẹ là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Ngày của Mẹ năm 2024 là thứ mấy? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày của Mẹ không?
Lao động tiền lương
Ngày của Mẹ là ngày mấy tháng mấy? Ngày của Mẹ có phải là ngày lễ được nghỉ hưởng nguyên lương của NLĐ không?
Lao động tiền lương
Ngày 12 tháng 5 có những lễ kỷ niệm nào? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Ngày 12 tháng 5 là có phải là ngày của mẹ không? Vào ngày này người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
Lao động tiền lương
Ngày của Mẹ 2024 vào ngày dương lịch nào? Vào ngày của Mẹ 2024 người lao động có được nghỉ làm và hưởng nguyên lương không?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày của Mẹ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày của Mẹ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào