Ngày 5 tháng 10 là ngày gì? Hiện nay, nhà giáo phải có lối sống, tác phong như thế nào?

Ngày 5 tháng 10 là ngày gì? Lối sống, tác phong mà nhà giáo cần có gồm những gì?

Ngày 5 tháng 10 là ngày gì?

Ngày Nhà giáo Thế giới (World Teachers' Day) được UNESCO tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 10. Đây là ngày nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và tôn vinh những đóng góp quan trọng của thầy cô giáo cho nền giáo dục và sự phát triển trên toàn thế giới. Ngày này, các học sinh sẽ dành tặng những món quà nhỏ chẳng hạn như bông hoa tươi thắm đến các thầy cô để bày tỏ lòng biết ơn của mình.

Ngày Nhà giáo Thế giới (ngày 5 tháng 10) còn là dịp để nâng cao năng lực giáo viên, nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề giáo trong việc hỗ trợ, cung cấp những giá trị cho cộng đồng thế giới trong thời buổi hiện nay khi con người đang hướng tới một xã hội bền vững và giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người.

Mục đích của Ngày Nhà giáo Thế giới là động viên sự ủng hộ của cộng đồng đối với giáo viên toàn cầu đồng thời đảm bảo nhu cầu giáo dục của các thế hệ tương lai tiếp tục được thỏa mãn.

Năm nay 2024, Ngày Nhà giáo Thế giới (ngày 5 tháng 10) rơi vào thứ Bảy.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Ngày 5 tháng 10 là ngày gì? Hiện nay, nhà giáo phải có lối sống, tác phong như thế nào?

Ngày 5 tháng 10 là ngày gì? Hiện nay, nhà giáo phải có lối sống, tác phong như thế nào? (Hình từ Internet)

Hiện nay, nhà giáo phải có lối sống, tác phong như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT, nhà giáo phải có lối sống, tác phong như sau:

- Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

- Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

- Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

- Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Nhà giáo phải có đạo đức nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

Đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Theo đó, đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo gồm:

- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo;

- Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác;

- Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp;

- Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng;

- Tận tụy với công việc;

- Thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành;

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học;

- Thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí;

- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc;

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Ngày Nhà giáo Thế giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngày 5 tháng 10 là ngày gì? Hiện nay, nhà giáo phải có lối sống, tác phong như thế nào?
Lao động tiền lương
Ngày Nhà giáo Thế giới là ngày bao nhiêu? Nhà giáo phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày Nhà giáo Thế giới
400 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Nhà giáo Thế giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày Nhà giáo Thế giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào