Ngành Y học cổ truyền hệ cao đẳng và những điều cần lưu ý để nâng cao cơ hội việc làm?
Pháp luật quy định như thế nào về ngành y học cổ truyền hệ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Y học cổ truyền trình độ cao đẳng là nghề đào tạo dựa trên nền tảng của triết học và những kiến thức y học đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ y gia phương đông, được các danh y trong nước lưu truyền và phát triển, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.
Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang. Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh.
Các y sĩ hệ cao đẳng ngành Y học cổ truyền được cung cấp kiến thức cơ bản về y học cổ truyền cũng như được đào tạo kỹ năng thăm khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thông thường, cũng như phối hợp với bác sĩ y học cổ truyền trong công tác chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân bằng phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam – Bắc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, dưỡng sinh. Ngoài ra còn tham gia công việc bào chế, kinh doanh dược liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu và kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền…
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.220 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, ngành y học cổ truyền hệ cao đẳng được pháp luật giới thiệu là ngành đào tạo dựa trên nền tảng của triết học và những kiến thức y học đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ y gia phương đông, được các danh y trong nước lưu truyền và phát triển.
Ngành y học cổ truyền hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Cơ hội, vị trí việc làm khi tốt nghiệp ngành y học cổ truyền hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Khám và kê đơn thuốc y học cổ truyền;
- Bốc thuốc y học cổ truyền;
- Châm cứu;
- Xoa bóp - bấm huyệt;
- Hướng dẫn tập dưỡng sinh;
- Bào chế dược liệu;
- Kinh doanh thuốc y học cổ truyền;
- Thực hành chuyên môn y học cổ truyền trạm y tế phường (xã);
- Thực hành chuyên môn phòng chẩn trị y học cổ truyền.
Như vậy, hệ cao đẳng vẫn có đào tạo ngành y học cổ truyền. Sau khi tốt nghiệp, người học ngành này có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành như đề cập ở trên.
Bên cạnh đó, các y sĩ hệ cao đẳng ngành Y học cổ truyền được cung cấp kiến thức cơ bản về y học cổ truyền cũng như được đào tạo kỹ năng thăm khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thông thường, cũng như phối hợp với bác sĩ y học cổ truyền trong công tác chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân
Những điều cần lưu ý để nâng cao cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành y học cổ truyền hệ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 2,3,4 Mục A Chương 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
2. Kiến thức
- Giải thích được cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;
- Đánh giá được sự tác động của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, các tác nhân vật lý, tác nhân hóa học, vai trò của di truyền lên cơ thể;
- Phát hiện được những trường hợp cấp cứu thường gặp tại tuyến y tế cơ sở;
- Hiểu được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;
- Mô tả được các phương pháp bào chế cơ bản của dược liệu y học cổ truyền;
- Mô tả được hệ thống kinh lạc, xác định đúng vị trí và trình bày được tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;
- Giải thích được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;
- Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt. Giải thích tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;
- Giải thích được các nguyên tắc, phương pháp, tác dụng, chỉ định và chống chỉ định của dưỡng sinh. Mô tả được các động tác dưỡng sinh cơ bản;
- Trình bày và giải thích được các bước thăm khám, chẩn đoán, nguyên tắc điều trị, tiên lượng và dự phòng một số bệnh thường gặp theo y học cổ truyền;
- Phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;
- Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm pháp lý của nghề y;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế và trong sinh hoạt khoa học;
- Sử dụng thành thạo các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế;
- Lập được kế hoạch tư vấn, chăm sóc sức khỏe ban đầu và giáo dục sức khỏe cộng đồng;
- Thực hiện được các phương pháp khám bệnh, đưa ra pháp trị phù hợp, làm được hồ sơ bệnh án y học cổ truyền một cách tự tin, đầy đủ;
- Thực hiện thành thạo các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, giác hơi trong điều trị một số bệnh thông thường;
- Thực hiện được kỹ thuật bào chế các loại dược liệu thông thường;
- Thực hiện thành thạo các động tác dưỡng sinh cơ bản, lựa chọn động tác và hướng dẫn được cho từng bệnh nhân cụ thể để phòng và trị bệnh;
- Thực hiện thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;
- Chỉ định đúng bài thuốc và gia giảm các vị thuốc hợp lý để điều trị một số bệnh thông thường;
- Thu thập, đánh giá, lưu trữ, sử dụng có chọn lọc các nguồn thông tin cho mục đích tự học, phát triển chuyên môn;
- Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp, hướng dẫn được cho sinh viên thực tập các kiến thức và kỹ năng về chuyên môn;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như đề cập ở trên, các y sĩ hệ cao đẳng ngành Y học cổ truyền được cung cấp kiến thức cơ bản về y học cổ truyền cũng như được đào tạo kỹ năng thăm khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thông thường. Và để có thể mở rộng cơ hội việc làm cũng như hành nghề tốt, người học cần lưu ý nắm vững các kỹ năng, kiến thức được quy định như trên.
Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp ngành y học cổ truyền, y sĩ cần có mức độ tự chủ và trách nhiệm trong quá trình hành nghề, điều này được thể hiện cụ thể tại tiểu mục 4 Mục A Chương 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát các nhân viên trong nhóm, trong tổ hoặc các sinh viên thực tập thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn xác định;
- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;
- Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Chủ động hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;
- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế;
- Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;
- Xây dựng môi trường làm việc an toàn hiệu quả;
- Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?