Ngành thiết kế đồ họa hệ cao đẳng, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?

Em thấy ngành thiết kế đồ họa có mức thu nhập rất ổn, không biết nếu em học ngành này nhưng hệ cao đẳng thì em có những cơ hội việc làm nào ạ? Câu hỏi của bạn Hạnh (Bình Thuận).

Ngành thiết kế đồ họa hệ cao đẳng được pháp luật giới thiệu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục A Chương 7 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

1. Giới thiệu về ngành/nghề
Thiết kế đồ họa trình độ cao đẳng là ngành, nghề kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để tạo ra các sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo, mỹ thuật kết hợp với đa phương tiện để phục vụ nhu cầu quảng bá, truyền thông trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo, phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.
Người làm nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc tại các công ty về thiết kế, tư vấn quảng cáo sản phẩm, bộ phận nhận diện thương hiệu, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp làm phim hoạt hình, truyện tranh, truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, biên tập âm thanh; có thể làm việc tại các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,... giảng dạy tại các trường học.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.190 giờ (tương đương 85 tín chỉ).

Ngành thiết kế đồ hoạ là một trong những ngành "trẻ" và đang được người trẻ lựa chọn.

Pháp luật cũng đã có những giới thiệu chung về ngành thiết kế đồ hoạ hệ cao đẳng là ngành, nghề kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để tạo ra các sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo, mỹ thuật kết hợp với đa phương tiện để phục vụ nhu cầu quảng bá, truyền thông trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo, phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Có thể nói đây là một nghề vừa có tính phục vụ đời sống vật chất vừa phục vụ đời sống thẩm mỹ, tinh thần.

Ngành thiết kế đồ họa hệ cao đẳng, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?

Ngành thiết kế đồ hoạ hệ cao đẳng (Hình từ Internet)

Kỹ năng tối thiểu mà người học ngành thiết kế đồ họa hệ cao đẳng cần đạt được sau khi ra trường là gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục A Chương 7 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

3. Kỹ năng
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;
- Thực hiện được việc kết nối, điều khiển máy tính, các thiết bị ngoại vi và mạng máy tính;
- Phân tích, tổ chức và thực hiện đúng qui trình vệ sinh các trang thiết bị cũng như kỹ năng sử dụng thiết bị an toàn lao động, kỹ năng đảm bảo an toàn trong lao động nghề nghiệp;
- Lắp ráp được, kết nối được, sử dụng được hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi;
- Cài đặt được các chương trình điều khiển các thiết bị ngoại vi số và thao tác, vận hành và bảo quản các thiết bị ngoại vi số;
- Cài đặt và sử dụng được các phần mềm dùng trong thiết kế đồ họa như: phần mềm thiết kế 2D, phần mềm thiết kế 3D, phần mềm 3D, phần mềm dựng phim, game, phần mềm xử lý ảnh và đồ họa, phần mềm xử lý âm thanh và Video,...;
- Giao tiếp, tìm hiểu và xác định được nhu cầu của khách hàng; Tư vấn được cho khách hàng; Thực hiện được sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng;
- Thực hiện được việc khai thác Internet, tra cứu tài liệu tiếng Việt hoặc tiếng Anh để phục vụ cho yêu cầu công việc;
- Thiết kế, hoàn thiện được các sản phẩm đồ họa như: Thiết kế quảng cáo trên biển bảng quảng cáo, trên website hoặc mạng xã hội, trên truyền hình, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, trang bìa sách, dàn trang, trình bày nội dung sách, báo, tạp chí, tranh cổ động;
- Thực hiện được biên tập, xử lý hình ảnh, video, âm thanh, quay camera, chụp ảnh, xử lí các ảnh tĩnh, ảnh động; Thiết kế đối tượng đồ họa game, hoạt hình;
- Thiết kế được giao diện Website và sử dụng được các kiến thức về đồ họa để thiết kế Banner Marketing trên internet, quảng cáo trên mạng xã hội;
- Thực hiện được việc tích hợp dữ liệu đa phương tiện; Thu thập được dữ liệu ảnh, hình động, video, âm thanh;
- Tạo lập và sử dụng được đồ họa, các lớp đồ họa; Tạo lập được một số ấn phẩm chuyên dụng sử dụng nội bộ và tạo lập được các ấn phẩm nhằm mục đích quảng cáo;
- Xử lý được ảnh theo yêu cầu thực tế, biết cách phối hợp các thao tác tổng hợp để giải quyết các yêu cầu thực tế;
- Tạo lập được các ấn phẩm dùng cho các lĩnh vực khác nhau như tạo nhãn mác hàng hóa, tạo mẫu logo, tạo mẫu danh thiếp hoặc quảng cáo;
- Thực hiện được các dịch vụ liên quan đến thiết kế đồ họa như mỹ thuật, chế bản sách báo, tạo các tranh ảnh quảng cáo, các dịch vụ liên quan đến video số, chụp ảnh số;
- Tạo ra được các bản vẽ liên quan đến mỹ thuật công nghiệp;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề, đọc và hiểu được tài liệu tiếng anh chuyên ngành.

Dù là một ngành trẻ nhưng thiết kế đồ hoạ thu hút rất nhiều nguồn nhân lực. Cơ hội việc làm cũng rất rộng mở, do đó mà ngành này cũng đòi hỏi rất nhiều về các kỹ năng liên quan mà người học cần phải có sau khi ra trường nếu muốn đảm nhận một vị trí trong ngành.

Ngành thiết kế đồ họa hệ cao đẳng, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục A Chương 7 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm;
- Dịch vụ khách hàng;
- Thiết kế sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo và xuất bản;
- Biên tập, xử lý hình ảnh, video, âm thanh;
- Thiết kế sản phẩm đồ họa truyền thông đa phương tiện;
- Thiết kế đối tượng đồ họa Games, hoạt hình 2D;
- Thiết kế đối tượng đồ họa Games, hoạt hình 3D.

Khi người học ngành thiết kế đồ hoạ hệ cao đẳng có đủ năng lực có thể đáp ứng các vị trí của ngành theo quy định pháp luật. Người học có thể làm tại các công ty về thiết kế, tư vấn quảng cáo sản phẩm, bộ phận nhận diện thương hiệu, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp,...

Thiết kế đồ họa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người học ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp cần có những kỹ năng gì sau khi tốt nghiệp?
Lao động tiền lương
Ngành thiết kế đồ họa hệ cao đẳng, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thiết kế đồ họa
1,838 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết kế đồ họa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào