Ngành quan hệ công chúng hệ cao đẳng có thể làm tại vị trí nào khi ra trường?
Thế nào là ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quan hệ công chúng (sau đây viết tắt là PR) trình độ cao đẳng là ngành, nghề xây dựng, cải thiện hình ảnh về một cá nhân, một công ty, chuyển phát thông tin tới giới truyền thông và thu hút sự chú ý của họ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Mặc dù hiệu quả không thể đo lường chi tiết như ở lĩnh vực marketing và quảng cáo, nhưng việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà người làm PR phải đạt tới.
Vai trò chính của PR trong hoạt động xúc tiến thương mại là giúp công ty truyền tải các thông điệp tích cực đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Sau khi các nội dung tới nhóm đối tượng mục tiêu thông qua PR, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ đi vào nhận thức của khách hàng; từ đó, định hướng thái độ và hành vi của họ dễ dàng hơn.
Trong các doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của PR rất rộng, nhưng đa phần tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt; khắc phục khủng hoảng, bất ổn; duy trì quan hệ với giới truyền thông, với các cơ quan chức trách; tổ chức các hoạt động truyền thông đối nội … Bên cạnh đó, PR còn làm các công việc như: chuẩn bị thông tin tài trợ, từ thiện, tổ chức các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân/doanh nghiệp.
Phạm vi công việc và nhiệm vụ cụ thể của nghề PR là lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra từ một hoạt động/bình luận trên mạng xã hội, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty. Các nội dung công việc chủ yếu bao gồm truyền thông đối nội, truyền thông đối ngoại, tổ chức sự kiện, quản trị mạng xã hội, chăm sóc khách hàng, viết nội dung truyền thông, xử lý khủng hoàng truyền thông… Cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng của doanh nghiệp, khách hàng và đối tác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Pháp luật cũng có giải thích rõ về ngành quan hệ công chúng (PR) hệ cao đẳng là ngành, nghề xây dựng, cải thiện hình ảnh về một cá nhân, một công ty, chuyển phát thông tin tới giới truyền thông và thu hút sự chú ý của họ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng và cơ hội việc làm (Hình từ Internet)
Kỹ năng cơ bản cần phải có để làm việc sau khi tốt nghiệp ngành quan hệ công chúng hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
3. Kỹ năng
- Lập được kế hoạch và thực hiện chiến dịch quan hệ công chúng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
- Thực hiện được hoạt động lập kế hoạch và tổ chức sự kiện truyền thông cho doanh nghiệp;
- Phối hợp được các công cụ truyền thông đa phương tiện; vận dụng được kiến thức về thiết kế đồ họa, đồng bộ hoá âm thanh và hình ảnh, video vào thực tế sản xuất các sản phẩm truyền thông;
- Soạn thảo được các nội dung trên các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá thông tin doanh nghiệp;
- Xây dựng được cơ bản thông điệp truyền thông trong tình huống khủng hoảng;
- Sử dụng được các công cụ và phương thức truyền thông đối nội và đối ngoại thông dụng;
- Tổ chức được các hoạt động quan hệ công chúng cho doanh nghiệp;
- Lựa chọn được nhân lực và tổ chức được các chương trình huấn luyện - đào tạo đội ngũ nhân viên cho hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp;
- Ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào hoạt động quan hệ công chúng;
- Đánh giá được hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp và đưa ra được những tư vấn hợp lý cho lãnh đạo doanh nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành quan hệ công chúng hệ cao đẳng có thể làm tại vị trí nào khi ra trường?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quan hệ công chúng;
- Truyền thông đối ngoại;
- Truyền thông đối nội;
- Tổ chức sự kiện;
- Quản trị mạng xã hội;
- Chăm sóc khách hàng;
- Viết nội dung truyền thông.
Trong doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của PR rất rộng, nhưng đa phần tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt; khắc phục khủng hoảng, bất ổn; duy trì quan hệ với giới truyền thông, chuẩn bị thông tin tài trợ, từ thiện, tổ chức các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân/doanh nghiệp,..
Cụ thể, nếu người học đã đáp ứng đầy đủ các yêu tố như năng lực, kiến thức, kỹ năng thì có thể đảm nhiệm các vị trí như: quan hệ công chúng, truyền thông đối ngoại, đối nội, tổ chức sự kiện, quảng trị mạng xã hội, CSKH, viết nội dung truyền thông. Có thể nói phạm vi làm việc cũng như cơ hội việc làm của ngành này là vô cùng rộng mở.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?