Ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính hệ cao đẳng có thể làm công việc nào khi người học tốt nghiệp?
- Học xong ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính hệ cao đẳng cần đảm bảo có kiến thức nào để đáp ứng được các vị trí việc làm?
- Học xong ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính hệ cao đẳng cần đảm bảo có kỹ năng nào để đáp ứng được các vị trí làm việc?
- Ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính hệ cao đẳng có thể làm công việc nào khi người học tốt nghiệp?
Học xong ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính hệ cao đẳng cần đảm bảo có kiến thức nào để đáp ứng được các vị trí việc làm?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục A Chương 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
2. Kiến thức
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính;
- Xác định được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;
- Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;
- Trình bày được nguyên lý và phương thức lưu trữ dữ liệu trong máy tính;
- Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ điều hành;
- Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, kể cả các thiết bị ngoại vi;
- Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì máy tính xách tay;
- Phân tích, hoạch định, lựa chọn, thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá và đưa ra được giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong hệ thống tính và thiết bị ngoại vi;
- Phân tích, đánh giá được hiện trạng hệ thống máy tính, lập kế hoạch nâng cấp hệ thống máy tính và mạng máy tính;
- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi ra trường ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính hệ cao đẳng đòi hỏi người học cần nắm vững những kiến thức liên quan chuyên ngành để có thể vận dụng một cách hiệu quả vào công việc.
Ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Học xong ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính hệ cao đẳng cần đảm bảo có kỹ năng nào để đáp ứng được các vị trí làm việc?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục A Chương 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
3. Kỹ năng
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;
- Lắp đặt được hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;
- Lắp ráp, cài đặt, cấu hình được hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm;
- Chẩn đoán được, sửa chữa được phần cứng máy tính và các thiết bị ngoại vi;
- Chẩn đoán được và xử lý được các sự cố phần mềm máy tính;
- Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng máy tính;
- Thiết kế, xây dựng, lắp đặt và bảo dưỡng được hệ thống mạng;
- Thực hiện được việc tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của một phân xưởng, một tổ kỹ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, quản lý hệ thống mạng;
- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài những kiến thức, để thực hiện tốt công việc cũng như đảm đương được các vị trí việc làm, người học cần trang bị đầy đủ các kỹ năng cơ bản của ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính hệ cao đẳng. Có nhưng vậy mới mang lại được nhân lượng chất lượng cao và tạo ra hiệu quả trong công việc.
Ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính hệ cao đẳng có thể làm công việc nào khi người học tốt nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục A Chương 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Cài đặt, cấu hình phần mềm;
- Lắp ráp, bảo trì máy tính;
- Sửa chữa máy tính;
- Sửa chữa các thiết bị ngoại vi máy tính;
- Phân tích và thiết kế hệ thống mạng;
- Lắp đặt hệ thống mạng.
Như vậy, hệ cao đẳng vẫn có đào tạo ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính và sau khi tốt nghiệp người học có thể đảm nhận các vị trí liên quan đến chuyên ngành này theo quy định pháp luật.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/13-05-2013/Nganh-ky-thuat-sua-chua-lap-rap-may-tinh-he-cao-dang-co-the-lam-cong-viec-nao-khi-nguoi-hoc-tot-nghiep.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chỉ thị 01: Cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức, các đơn vị địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn thế nào?
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chính thức lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Người lao động, cán bộ công chức viên chức được nghỉ thế nào theo Bộ luật Lao động?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức lương hưu 2025: Tăng hơn 3500000 đồng cho người lao động nghỉ hưu trước 1995 trong trường hợp đề xuất Chính phủ được chấp nhận, cụ thể ra sao?