Năm Thìn bão lụt là gì? Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai thì bị xử phạt ra sao?

Năm Thìn bão lụt là gì? Bị xử phạt như thế nào khi không đóng quỹ phòng chống thiên tai?

Năm Thìn bão lụt là gì?

"Năm Thìn bão lụt" thường được hiểu là một cách nói để chỉ những năm có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão lũ, xảy ra trong năm Thìn theo lịch âm. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, mỗi năm được gán với một con giáp, và Thìn là con rồng, biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực.

Dân ta chiêm nghiệm, đúc kết: những năm Giáp Thìn thường có bão tố dữ dội và lũ lụt kèm theo. Và trong lịch sử hơn 100 năm lại đây là hai trận bão, lũ lụt kinh hoàng xảy ra vào năm 1904 và 1964.

Trận bão Yagi vừa càn quét miền Bắc Việt Nam trong các ngày 7,8/9 vừa qua và còn đang tiếp tục để lại hậu quả nặng nề, lũ lụt sạt lở tiếp diễn tan thương ở nhiều địa phương khiến nhiều người càng lo sợ.

Câu chuyện cứ 60 năm lặp lại một lần Giáp thìn bão lụt kinh hoàng khiến nhiều người quan tâm. Năm 1904 bão lụt ở miền Nam, năm 1964 bão lụt ở miền Trung và 2024 miền Bắc.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì chưa có quy luật chính xác nào về việc năm Thìn có nhất thiết sẽ xảy ra bão lụt hay không.

Xem thêm: Thứ 6 ngày 13 tháng 9 năm 2024 xảy ra sự kiện gì?

Năm Thìn bão lụt là gì? Không đóng quỹ phòng chống thiên tai thì bị xử phạt ra sao?

Năm Thìn bão lụt là gì? Không đóng quỹ phòng chống thiên tai thì bị xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)

Mức đóng Quỹ phòng chống thiên tai của người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Nguồn tài chính
1. Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
2. Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.
c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.
...

Theo đó, mức đóng Quỹ phòng chống thiên tai của người lao động như sau:

(1) Trường hợp người lao động thuộc biên chế nhà nước sẽ thì mức đóng Quỹ phòng chống thiên tai được tính như sau:

Mức đóng Quỹ phòng chống thiên tai = 1/2 x Mức lương cơ sở : Số ngày làm việc trong tháng

(2) Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức đóng quỹ phòng chống thiên tai được tính như sau:

Mức đóng Quỹ phòng chống thiên tai = 1/2 x Lương tối thiểu vùng : Số ngày làm việc trong tháng

(3) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng khác

Mức đóng/năm = 10.000 đồng/người

Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai thì bị xử phạt ra sao?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai
1. Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, dựa vào từng hành vi mà số tiền phạt đối với hành vi của người đó sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 50 triệu đồng.

Lưu ý: Theo Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền tại khoản 1 Điều 17 nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần đối với cá nhân.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị buộc đóng vào Quỹ phòng chống thiên tai.

Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động trong điều kiện lao động bình thường có phải đóng góp quỹ phòng chống thiên tai không?
Lao động tiền lương
Năm Thìn bão lụt là gì? Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai thì bị xử phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Hỗ trợ tới 10 triệu đồng cho NLĐ bị ảnh hưởng của bão, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Thống kê thiệt hại do bão YAGI gây ra? Công đoàn hỗ trợ cho NLĐ bị thiệt hại do bão lũ hay không?
Lao động tiền lương
Đã có công văn quy định về mức hỗ trợ cho NLĐ bị thiệt hại do bão số 3 cụ thể là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phòng chống thiên tai
4,921 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào