Mức thu chi phí cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu là bao nhiêu?
Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có nêu rõ như sau:
Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu tối đa là 800.000 đồng/thí sinh/kỳ thi.
2. Mức thu chi phí cấp lại hoặc cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là 100.000 đồng/lần.
3. Không thu chi phí cấp lại chứng chỉ đối với trường hợp cơ quan cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ghi sai thông tin trên chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Mức thu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật này. Trường hợp cần điều chỉnh mức thu chi phí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu thực tiễn công tác tổ chức thi, Cục Quản lý đấu thầu trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
Theo đó, mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu là 800.000 đồng/thí sinh/kỳ thi.
Lưu ý: mức thu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
Mức thu chi phí cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu là bao nhiêu?
Hình thức, nội dung thi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định hình thức, nội dung thi trực tuyến cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu như sau:
- Hình thức thi: thi trắc nghiệm trong thời gian tối đa 90 phút.
- Nội dung đề thi bao gồm:
+ Câu hỏi kiến thức liên quan đến từng lĩnh vực đấu thầu cụ thể;
+ Câu hỏi kiến thức về pháp luật liên quan đến hoạt động đấu thầu;
+ Câu hỏi kiến thức chuyên sâu về quy định của pháp luật đấu thầu;
+ Câu hỏi kiến thức, bài tập về xử lý tình huống trong đấu thầu
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định kết quả xếp loại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu như sau:
- Loại xuất sắc: đối với bài thi có kết quả đạt lớn hơn 90% tổng số điểm trở lên;
- Loại giỏi: đối với bài thi có kết quả đạt từ 80% đến dưới 90% tổng số điểm;
- Loại khá: đối với bài thi có kết quả đạt từ 60% đến dưới 80% tổng số điểm;
- Loại trung bình: đối với bài thi có kết quả đạt từ 50% đến dưới 60% tổng số điểm;
- Không đạt yêu cầu: đối với bài thi có kết quả đạt dưới 50% tổng số điểm.
Như vậy, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được xếp loại gồm: Loại xuất sắc, loại giỏi, loại khá, loại trung bình.
Thí sinh dự thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không được thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:
Yêu cầu đối với thành viên tổ chức thi, thí sinh
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thành viên Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi, Hội đồng thi và thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho phép thí sinh dự thi mang và sử dụng các vật dụng, thiết bị quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
b) Trực tiếp giải bài hoặc hướng dẫn cho thí sinh trong thời gian thi;
c) Làm lộ đề thi; mua, bán đề thi;
d) Sửa chữa, thêm, bớt vào bài thi của thí sinh trên Hệ thống thi;
đ) Bao che, tạo điều kiện để thí sinh làm bài hộ nhau;
e) Các hành vi khác làm thay đổi kết quả của bài thi, kỳ thi.
Thành viên Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi, Hội đồng thi và thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi có hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này, nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thí sinh tham dự thi không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Trao đổi thông tin, tài liệu với thí sinh khác trong quá trình thi;
b) Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
c) Nhìn bài, chép bài của thí sinh khác hoặc có bất kỳ hành vi gian lận nào trong quá trình thi;
d) Mang vào khu vực thi và phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, phương tiện thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng gây nguy hại khác;
đ) Đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài dưới mọi hình thức;
e) Có hành động gây gổ, đe dọa, hành hung cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hoặc thí sinh khác;
g) Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức;
h) Có hành động phá hoại kỳ thi;
i) Các hành vi khác làm thay đổi kết quả của bài thi, kỳ thi.
Như vậy, thí sinh tham dự thi không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Trao đổi thông tin, tài liệu với thí sinh khác trong quá trình thi;
- Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
- Nhìn bài, chép bài của thí sinh khác hoặc có bất kỳ hành vi gian lận nào trong quá trình thi;
- Mang vào khu vực thi và phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, phương tiện thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng gây nguy hại khác;
- Đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài dưới mọi hình thức;
- Có hành động gây gổ, đe dọa, hành hung cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hoặc thí sinh khác;
- Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức;
- Có hành động phá hoại kỳ thi;
- Các hành vi khác làm thay đổi kết quả của bài thi, kỳ thi.
Bên cạnh đó, Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT còn nêu rõ các hình thức xử lý vi phạm trong kỳ thi tương ứng với các hành vi trên như:
- Nhắc nhở;
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Đình chỉ thi.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?