Mức phụ cấp đặc thù của Tổ trưởng trại giam trong quân đội được nhận là bao nhiêu?
Tổ trưởng trại giam trong quân đội có được nhận phụ cấp đặc thù không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 10/2013/QĐ-TTg quy định như sau:
Mức phụ cấp
1. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với:
a) Giám thị, Chính trị viên, Phó giám thị trại giam, trại tạm giam;
b) Trợ lý giam giữ, Trợ lý giáo dục, Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Quản giáo, Vệ binh, Cảnh vệ tư pháp, Bác sĩ, nhân viên quân y khám chữa bệnh cho phạm nhân và bị can ở các trại giam, trại tạm giam.
2. Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với:
Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm các công việc còn lại ở các trại giam, trại tạm giam.
3. Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với:
Cán bộ thuộc Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng và Cơ quan Thi hành án hình sự cấp Quân khu làm công tác lãnh đạo, chỉ huy, tham mưu, kiểm tra công tác trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
4. Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với:
Cán bộ, chiến sĩ làm các công việc ở các nhà tạm giữ, nhà tạm giữ có buồng tạm giam.
5. Chế độ phụ cấp đặc thù được chi trả cùng kỳ lương, phụ cấp quân hàm hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Và theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 10/2013/QĐ-TTg quy định như sau:
Cách tính hưởng phụ cấp
1. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại Điều 2 Quyết định này được tính trên mức lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng hoặc phụ cấp quân hàm cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Khi chuyển công tác khác mà không giữ các chức vụ, chức danh quy định cho các đối tượng tại Điều 2 Quyết định này hoặc nghỉ chuẩn bị hưu hoặc thôi phục vụ trong quân đội thì thôi hưởng phụ cấp đặc thù từ tháng tiếp theo.
...
Như vậy, Tổ trưởng trại giam trong quân đội được hưởng mức phụ cấp đặc thù bằng 25% mức lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng hoặc phụ cấp quân hàm cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Mức phụ cấp đặc thù của Tổ trưởng trại giam trong quân đội được nhận là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời gian nào Tổ trưởng trại giam trong quân đội không được tính hưởng phụ cấp đặc thù?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 10/2013/QĐ-TTg quy định như sau:
Cách tính hưởng phụ cấp
1. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại Điều 2 Quyết định này được tính trên mức lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng hoặc phụ cấp quân hàm cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Khi chuyển công tác khác mà không giữ các chức vụ, chức danh quy định cho các đối tượng tại Điều 2 Quyết định này hoặc nghỉ chuẩn bị hưu hoặc thôi phục vụ trong quân đội thì thôi hưởng phụ cấp đặc thù từ tháng tiếp theo.
3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp đặc thù, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Như vậy, Tổ trưởng trại giam trong quân đội sẽ không được tính hưởng phụ cấp đặc thù trong những khoảng thời gian sau đây:
- Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng tiền lương;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Phụ cấp đặc thù của Tổ trưởng trại giam trong quân đội có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 10/2013/QĐ-TTg quy định như sau:
Mức phụ cấp
...
5. Chế độ phụ cấp đặc thù được chi trả cùng kỳ lương, phụ cấp quân hàm hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Như vậy, mức phụ cấp đặc thù mà Tổ trưởng trại giam trong quân đội được hưởng không được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 10/2013/QĐ-TTg còn có nêu về kinh phí để chi trả chế độ quy định tại Quyết định này do Ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?