Mức lương hiện nay của giáo viên dự bị đại học hạng 2 là bao nhiêu?
Phải có bằng tốt nghiệp nào mới có thể làm giáo viên dự bị đại học hạng 2?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dự bị đại học hạng 2, cụ thể như sau:
Giáo viên dự bị đại học hạng II
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đối với vị trí việc làm yêu cầu tiếng dân tộc thiểu số;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II.
...
Theo đó yêu cầu giáo viên dự bị đại học hạng 2 phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.
Mức lương hiện nay của giáo viên dự bị đại học hạng 2 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giáo viên dự bị đại học hạng 2 có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng 2 như sau:
Giáo viên dự bị đại học hạng II
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng III, giáo viên dự bị đại học hạng II còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên tập, đánh giá nội dung tài liệu dạy học của giáo viên dự bị đại học;
b) Chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học;
c) Tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường;
d) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dự bị đại học cấp trường;
đ) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn;
e) Chủ động đề xuất các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc trong nhà trường;
g) Hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động tư vấn tâm lý, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh dự bị đại học;
h) Tham gia tổ chức, đánh giá các cuộc thi/hội thi của học sinh trong khối các trường dự bị đại học.
...
Theo đó trong quá trình công tác, giáo viên dự bị đại học hạng 2 phải thực hiện các nhiệm vụ được nêu như trên.
Mức lương hiện nay của giáo viên dự bị đại học hạng 2 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2018/TT-BNV quy định về xếp lương chức danh giáo viên dự bị đại học, cụ thể như sau:
Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BNV và Thông tư số 30/2017/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số V.07.07.17) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II (mã số V.07.07.18) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số V.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
2. Việc xếp lương đối với viên chức đang làm công tác giảng dạy tại trường dự bị đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hiện đang xếp lương ở các ngạch công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo sang chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BNV và Thông tư số 30/2017/TT-BGDĐT , như sau:
a) Xếp lương giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số V.07.07.17) đối với viên chức hiện đang xếp lương giảng viên chính.
b) Xếp lương giáo viên dự bị đại học hạng II (mã số V.07.07.18) đối với viên chức hiện đang xếp lương giáo viên trung học cao cấp.
c) Xếp lương giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số V.07.07.19) đối với viên chức hiện đang xếp lương giảng viên hoặc giáo viên trung học.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 2 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV thì mức lương của giáo viên dự bị đại học hạng 2 được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Trong đó:
- Hệ số lương: chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 2 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
+ Từ nay đến hết 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới là 1,8 triệu đồng/tháng (căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo đó mức lương của giáo viên dự bị đại học hạng 2 như sau:
+ Từ nay đến hết 30/6/2023: dao động từ 5.960.000 - 9.506.200 đồng/tháng.
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới: dao động từ 7.200.000 - 11.484.000 đồng/tháng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?