Mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi là bao nhiêu? Câu hỏi từ anh Tú (Quảng Bình).

Mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 58/2017/TT-BTC quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, cụ thể như sau:

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn
...
2. Đối tượng hỗ trợ và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ chi phí đào tạo:
Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo: mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.
Người dân tộc thiểu số: mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
b) Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:
Hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/ người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người học là người dân tộc thiểu số cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
3. Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì chỉ được hưởng chính sách cao nhất.

Theo đó có 02 chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như sau:

- Hỗ trợ chi phí đào tạo:

+ Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo: mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.

+ Người dân tộc thiểu số: mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.

- Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:

+ Hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.

+ Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/ người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

+ Riêng đối với người học là người dân tộc thiểu số cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì chỉ được hưởng chính sách cao nhất.

Mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi phải tuân theo nguyên tắc nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 58/2017/TT-BTC quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, cụ thể như sau:

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn
1. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Lao động là người dân tộc thiểu số thuộc diện phải đào tạo theo kế hoạch tuyển dụng, đào tạo của đơn vị sử dụng lao động được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) mỗi người một lần.
b) Kinh phí hỗ trợ đào tạo được cấp trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động theo kế hoạch đào tạo đã được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt (tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc; Bộ, ngành đối với đơn vị thuộc Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý bao gồm cả các hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài nhà nước, các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty mẹ và doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước có trụ sở chính đóng trên địa bàn).
c) Việc đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động được thực hiện tại các cơ sở đào tạo đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Nơi cư trú của người lao động để làm căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đào tạo quy định tại Thông tư này được xác định theo quy định tại Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn.
...

Theo đó chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi phải tuân theo nguyên tắc được nêu cụ thể như trên.

Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi là từ đâu?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 58/2017/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, cụ thể như sau:

Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số.
2. Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương để cùng với ngân sách trung ương hỗ trợ triển khai có hiệu quả chính sách đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người dân tộc thiểu số.
3. Nguồn lồng ghép kinh phí đào tạo thường xuyên, các chương trình (trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người dân tộc thiểu số.
4. Đối với đơn vị sử dụng lao động hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp công lập có thu, nếu phương án tự chủ của đơn vị đã bao gồm dự toán chi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số thì đơn vị không được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Theo đó, nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như sau:

- Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo cho lao động là người dân tộc thiểu số.

- Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương để cùng với ngân sách trung ương hỗ trợ triển khai có hiệu quả chính sách đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người dân tộc thiểu số.

- Nguồn lồng ghép kinh phí đào tạo thường xuyên, các chương trình (trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động bị thu hồi đất có được hỗ trợ đào tạo nghề không?
Lao động tiền lương
Người đã được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội nhưng mất việc làm có được tiếp tục hỗ trợ để chuyển đổi việc làm không?
Lao động tiền lương
Đã có mức hỗ trợ cho người được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Từ 19/12/2024, người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội với mức hỗ trợ chi phí đào tạo là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Từ 19/12/2024, người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội với mức hỗ trợ chi phí đào tạo là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thanh niên tình nguyện được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động ngành nghề nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?
Lao động tiền lương
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì có được hỗ trợ đào tạo nghề không?
Lao động tiền lương
Mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đối với người chấp hành xong hình phạt tù trên địa bàn TPHCM thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hỗ trợ đào tạo nghề
2,029 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỗ trợ đào tạo nghề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỗ trợ đào tạo nghề

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào