Miễn nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị quân đội nhân dân trong trường hợp nào?
Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị
Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Theo đó, đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị gồm:
- Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Miễn nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị quân đội nhân dân trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ từ đại đội trưởng trở lên có bắt buộc là đảng viên không?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện sắp xếp, bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị
1. Sĩ quan dự bị có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trách nhiệm và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của người công dân, chức trách, nhiệm vụ của chức danh, vị trí việc làm, tham gia các hoạt động của địa phương và cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc; có tín nhiệm với quần chúng; có trình độ năng lực, kiến thức quân sự, nghiệp vụ theo yêu cầu của từng chức vụ; sĩ quan dự bị bổ nhiệm các chức vụ từ chính trị viên đại đội, đại đội trưởng và tương đương trở lên phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; sức khỏe từ loại 01 đến loại 03.
2. Độ tuổi bổ nhiệm chức vụ lần đầu: Trung đội trưởng không quá 35, cán bộ đại đội không quá 40, cán bộ tiểu đoàn không quá 45, cán bộ trung đoàn không quá 50; những nơi thiếu nguồn có thể bổ nhiệm ở độ tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với độ tuổi nêu trên.
3. Ưu tiên sắp xếp, bổ nhiệm cho các đơn vị có nhiệm vụ động viên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau; không sắp xếp dàn trải theo đầu mối đơn vị được xây dựng và được điều chỉnh kịp thời trong trường hợp có sự biến động, thay đổi trong đội ngũ sĩ quan dự bị.
4. Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn chức danh ban đầu đào tạo sĩ quan dự bị hoặc chức vụ đã được đảm nhiệm ở đơn vị khi thôi phục vụ tại ngũ, phải được huấn luyện bổ sung theo chức danh mới được bổ nhiệm; trường hợp phải sắp xếp, bổ nhiệm để kiện toàn tổ chức thì sau khi sắp xếp, bổ nhiệm phải được huấn luyện bổ sung.
Theo đó, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ từ đại đội trưởng trở lên bắt buộc phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Miễn nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị quân đội nhân dân trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Miễn nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị
1. Khi có quyết định thay đổi tổ chức, biên chế hoặc giải thể đơn vị dự bị động viên của cấp có thẩm quyền, không còn nhu cầu biên chế chức vụ của sĩ quan dự bị đang đảm nhiệm.
2. Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp, bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên hoặc được bầu giữ các chức vụ trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc diện miễn gọi nhập ngũ thời chiến.
3. Sĩ quan dự bị có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hoặc sức khỏe giảm sút từ loại 4 trở lên, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại.
4. Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định giải ngạch thì đương nhiên miễn nhiệm chức vụ.
5. Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong đơn vị dự bị động viên, khi ra nước ngoài học tập, lao động, làm việc thời gian từ một năm trở lên hoặc thường xuyên vắng mặt tại nơi cư trú, chấp hành không nghiêm lệnh gọi tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ thấp thì xem xét miễn nhiệm.
Theo đó, miễn nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị quân đội nhân dân trong trường hợp sau đây:
- Khi có quyết định thay đổi tổ chức, biên chế hoặc giải thể đơn vị dự bị động viên của cấp có thẩm quyền, không còn nhu cầu biên chế chức vụ của sĩ quan dự bị đang đảm nhiệm.
- Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp, bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên hoặc được bầu giữ các chức vụ trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc diện miễn gọi nhập ngũ thời chiến.
- Sĩ quan dự bị có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hoặc sức khỏe giảm sút từ loại 4 trở lên, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại.
- Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định giải ngạch thì đương nhiên miễn nhiệm chức vụ.
- Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong đơn vị dự bị động viên, khi ra nước ngoài học tập, lao động, làm việc thời gian từ một năm trở lên hoặc thường xuyên vắng mặt tại nơi cư trú, chấp hành không nghiêm lệnh gọi tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ thấp thì xem xét miễn nhiệm.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chi tiết mức tiền thưởng từ 2025 trở đi áp dụng cho toàn bộ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng là bao nhiêu?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?