Mẫu phát biểu ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 chi tiết nhất? Chủ tịch Ủy ban MTTQVN cấp xã phải đáp ứng trình độ ra sao?
Mẫu phát biểu Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 chi tiết nhất?
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng và sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam. Sau đây là mẫu phát biểu cho Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 có thể tham khảo:
Kính thưa quý vị đại biểu, quý khách quý và toàn thể bà con nhân dân!
Hôm nay, chúng ta cùng nhau tụ họp tại đây để kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Đây là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những thành tựu đã đạt được, cùng nhau chia sẻ và gắn kết hơn nữa trong cộng đồng.
Kính thưa quý vị,
Trong năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân dân, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã được triển khai mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Kính thưa quý vị,
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đoàn kết, yêu nước mà còn là cơ hội để mỗi người dân thể hiện tinh thần trách nhiệm, chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể bà con nhân dân đã luôn đoàn kết, đồng lòng, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức.
Kính chúc quý vị đại biểu, quý khách quý và toàn thể bà con nhân dân sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Xem thêm:
>> Bài bế mạc ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Mẫu phát biểu ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 chi tiết nhất? Chủ tịch Ủy ban MTTQVN cấp xã phải đáp ứng trình độ ra sao? (Hình từ Interenet)
Chủ tịch Ủy ban MTTQVN cấp xã phải đáp ứng trình độ giáo dục phổ thông ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN cấp xã phải Tốt nghiệp trung học phổ thông.
Chủ tịch Ủy ban MTTQVN cấp xã là công chức hay cán bộ?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
Theo đó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN cấp xã là cán bộ cấp xã chứ không phải công chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?