Mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng là mẫu nào?
Phải tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng trong thời gian 12 tháng mới được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên đúng không?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:
Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Theo đó, để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên thì phải đáp ứng tiêu chuẩn về tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Công chứng 2014 thì người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Căn cứ theo Điều 9 Luật Công chứng 2014 quy định về đào tạo nghề công chứng như sau:
Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
Theo đó, phải tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng trong thời gian 12 tháng mới được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên đối với người không được miễn đào tạo nghề công chứng viên.
Trong trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng về thì chỉ cần hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào sẽ công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài như sau:
Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài
1. Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
b) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
2. Người đề nghị công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);
b) Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Theo đó, người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau:
- Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
- Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
Mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng là mẫu nào?
Hiện nay, mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng là mẫu TP-CC-01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT- BTP được thay thế bằng mẫu TP-CC-01-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP.
>>> Tải mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng: Tại đây.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?