Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động là mẫu nào?
Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động là mẫu nào?
Theo Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BYT quy định:
Quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
1. Người tham gia đào tạo để được cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động phải tham dự đủ thời gian đào tạo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người tham dự khóa đào tạo tham khảo Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để thực hiện thống nhất sau khi người tham gia đào tạo được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo lập sổ theo dõi, quản lý việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BYT có dạng như sau:
Tải mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: TẢI VỀ.
Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện mấy năm một lần?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT quy định:
Yêu cầu đối với nội dung, chương trình, tài liệu và thời gian đào tạo, hình thức đào tạo
...
3. Thời gian và hình thức đào tạo:
a) Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động tối thiểu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
b) Đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
c) Hình thức đào tạo: Tập trung.
Theo đó việc đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá.
Nội dung đào tạo về y tế lao động gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT quy định:
Yêu cầu đối với nội dung, chương trình, tài liệu và thời gian đào tạo, hình thức đào tạo
1. Nội dung đào tạo:
a) Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
b) Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
d) Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
d) Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
e) An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
g) Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
h) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
i) Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
Yêu cầu cụ thể đối với nội dung đào tạo quy định tại Khoản này được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chương trình, tài liệu đào tạo:
a) Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên cơ sở nội dung đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trên cơ sở chương trình đào tạo đã được ban hành, Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu đào tạo trước khi tổ chức đào tạo. Tài liệu đào tạo phải được rà soát cập nhật liên tục bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
...
Theo đó nội dung đào tạo về y tế lao động gồm những nội dung sau:
- Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
- Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
- Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
- Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
- Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?