Lực lượng cơ yếu bị cấm thực hiện các hành vi nào?
Vai trò của lực lượng cơ yếu là gì?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Cơ yếu 2011 quy định vị trí, chức năng và nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu như sau:
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu
Lực lượng cơ yếu là một trong những lực lượng chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu; góp phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, lực lượng cơ yếu có vai trò chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu.
Lực lượng cơ yếu bị cấm thực hiện các hành vi nào?
Lực lượng cơ yếu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Cơ yếu 2011 quy định về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng cơ yếu
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời.
4. Được tổ chức thống nhất, chặt chẽ, phù hợp yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
5. Có chế độ quản lý chuyên ngành đặc thù, chế độ công tác nghiêm ngặt; khoa học và nghiệp vụ mật mã tiên tiến; công nghệ, kỹ thuật mật mã hiện đại.
Như vậy, lựa lượng cơ yếu khi hoạt động cần thực hiện và đảm bảo tuân thủ 5 nguyên tắc nêu trên.
Trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Cơ yếu 2011 quy định về trách nhiệm của người làm trong tổ chức cơ yếu như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người làm trong tổ chức cơ yếu cần phải thực hiện và hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình góp phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống.
Lực lượng cơ yếu bị cấm thực hiện các hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Cơ yếu 2011 quy định các hành vi bị cấm của lực lượng cơ yếu như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác trong hoạt động cơ yếu.
2. Sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
3. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong hoạt động cơ yếu gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông m à không mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.
5. Nghiên cứu, sản xuất, sử dụng, thu thập, tiêu huỷ sản phẩm mật mã của cơ yếu trái pháp luật.
6. Cố ý làm hư hỏng, chiếm đoạt sản phẩm mật mã của cơ yếu.
7. Cản trở hoạt động cơ yếu trái pháp luật.
Như vậy, lực lượng nhà nước không được thực hiện 7 hành vi nêu trên nhằm bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ, bảo vệ an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?