Lời chúc 20 11 cô giáo chủ nhiệm cảm động nhất? Giáo viên chủ nhiệm được giảm định mức như thế nào?
Lời chúc 20 11 cô giáo chủ nhiệm cảm động nhất?
Ngày 20 tháng 11 hằng năm được chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam (Theo Quyết định 167-HĐBT năm 1982) để tri ân thầy cô.
Sau đây là một số gợi ý về lời chúc 20 11 cô giáo chủ nhiệm cảm động nhất:
Lời chúc cảm động và chân thành
"Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới cô. Cảm ơn cô đã luôn tận tâm, yêu thương và dìu dắt chúng em từng bước trên con đường học vấn. Chúc cô luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và mãi là ngọn lửa truyền cảm hứng cho chúng em!"
"20/11 là dịp đặc biệt để chúng em bày tỏ lòng biết ơn tới cô. Cô không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy chúng em cách sống, cách làm người. Chúc cô luôn hạnh phúc, thành công và mãi giữ nụ cười ấm áp trên môi."
"Cô ơi, nhờ có cô mà em hiểu được giá trị của tri thức và tình người. Cảm ơn cô đã kiên nhẫn và yêu thương chúng em. Chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được mọi điều cô mong ước."
Lời chúc mang ý nghĩa tri ân sâu sắc
"Nhân ngày 20/11, em xin gửi lời cảm ơn tới cô vì tất cả những hy sinh và tâm huyết mà cô đã dành cho chúng em. Cô chính là người mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng em. Chúc cô luôn vui vẻ, hạnh phúc và thành công."
"Dưới sự dẫn dắt của cô, chúng em không chỉ học được kiến thức mà còn học được cách trở thành những người có ích cho xã hội. Em xin cảm ơn cô và chúc cô một ngày Nhà giáo thật ý nghĩa."
"Cô là ánh sáng dẫn đường cho em trong những năm tháng khó khăn nhất. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, em xin kính chúc cô sức khỏe dồi dào, niềm vui ngập tràn và mãi vững bước trên con đường sự nghiệp trồng người."
Lời chúc đầy tình cảm và yêu thương
"Cô không chỉ là người thầy mà còn là người bạn, người chị luôn yêu thương và quan tâm đến chúng em. Chúc cô ngày 20/11 thật ý nghĩa và luôn giữ mãi niềm đam mê với nghề giáo."
"Nhân ngày 20/11, em kính chúc cô luôn vui khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người. Cô mãi là người mà chúng em yêu quý nhất!"
"Cô đã thắp sáng niềm tin và hy vọng trong em, giúp em trưởng thành và tự tin hơn. Em cảm ơn cô vì tất cả. Chúc cô ngày 20/11 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!"
Lời chúc 20 11 cô giáo chủ nhiệm cảm động nhất? Giáo viên chủ nhiệm được giảm định mức như thế nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên chủ nhiệm được giảm định mức như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định:
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.
5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
Theo đó giáo viên chủ nhiệm lớp được giảm định mức tiết dạy như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học: được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông: được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông: được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú: được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học: được giảm 3 tiết/tuần.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững học sinh trong lớp về những mặt nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp
Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định tại Điều 3 của Quy định này, giáo viên làm chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
4. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
5. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Theo đó, giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ phải tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt nhằm để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?
- Chính thức lương cơ sở 2025: Chính phủ đề xuất tiếp tục tăng khi đáp ứng được điều kiện gì về tình hình kinh tế xã hội?