Lĩnh vực áp dụng trực tiếp khi thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 là gì?

Cho tôi hỏi lĩnh vực áp dụng trực tiếp khi thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 là gì? Câu hỏi của anh C.C (Long An).

Lĩnh vực áp dụng trực tiếp khi thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 là gì?

Căn cứ theo Mục 16 TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Kiểm tra và thử - Phần 58: Thử tính chịu lửa của cửa tầng có quy định về lĩnh vực áp dụng trực tiếp như sau:

Có thể áp dụng các kết quả thử dưới dạng tính toàn vẹn và sự cách nhiệt cho các cửa có kích thước khác với kích thước của các mẫu thử, tất cả các chi tiết kết cấu khác tương tự như các chi tiết kết cấu của mẫu thử, trong các giới hạn sau:

a) Không áp dụng tự hiệu chỉnh đối với tốc độ rò rỉ đo được;

- Một cửa tương tự có chiều cao thấp hơn so với mẫu thử;

- Một cửa tương tự có độ mở cửa hoặc chiều rộng mở tới vạch bằng độ mở cửa của cửa được thử trong phạm vi ± 30 %.

b) Sau khi hiệu chỉnh tốc độ rò rỉ đo được như là một hàm số của độ tăng chiều cao, như đã quy định trong Phụ lục D;

- Một cửa tương tự có chiều cao tăng lên đến 15 %.

Có thể áp dụng cùng một dung sai, được cho trong a) và b).

Nếu được thử trong một kết cấu đỡ tiêu chuẩn thì các kết quả sẽ có hiệu lực cho tất cả các kết cấu có khối lượng riêng bằng hoặc lớn hơn 600 kg/m3 và chiều dày bằng lớn hoặc lớn hơn 100 mm.

Kết quả của các cửa được thử với kết cấu đỡ khác với kết cấu đỡ tiêu chuẩn như đã mô tả trong Phụ lục B được hạn chế cho kết cấu đỡ riêng đó.

Dẫn chiếu đến Phụ lục B quy định kế cấu đỡ tiêu chuẩn như sau: Kết cấu đỡ phải có dạng khối, có tường xây hoặc tường bê tông đồng nhất với khối lượng riêng toàn bộ (1200 ± 400) kg/m3 và chiều dày (200 ± 50) mm.

Lĩnh vực áp dụng trực tiếp khi thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 là gì?

Lĩnh vực áp dụng trực tiếp khi thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 là gì?

Dụng cụ thử cần đảm bảo các yêu cầu nào theo TCVN 6396-58:2010?

Căn cứ theo Mục 11 TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) có quy định về dụng cụ thử lửa cần đảm bảo các yêu cầu như sau:

Cặp nhiệt của lò

Tính chất, số lượng và vị trí của các cặp nhiệt của lò phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật được cho trong EN 1634-1 cho các phép thử đối với cửa.

Nồng độ CO2 của lò

Phải có phương tiện giám sát liên tục nồng độ CO2 trong suốt quá trình thử. Dụng cụ đo phải có dải nồng độ CO2­ từ 0 % đến 20 % và phải được hiệu chuẩn trước khi thử bằng cách sử dụng một mẫu thử có nồng độ đã biết. Độ chính xác của phép đo CO2, nghĩa là độ chính xác của các dụng cụ đo và hệ thống đo phải ở trong phạm vi ± 0,5 % CO2.

Dụng cụ của hệ thống đo lưu lượng khí

Phải trang bị một hoặc nhiều cặp nhiệt ở gần hệ thống đo lưu lượng khí, trong khoảng cách 100 mm, để đo nhiệt độ của khí xả được hút từ bộ phận chụp.

Phải hút mẫu khí từ vùng lân cận của hệ thống đo để giám sát liên tục nồng độ CO2. Dụng cụ phải có dải đo từ 0 % đến 2,5 % và độ chính xác đo phải ở trong phạm vi 0,05 % CO2, độ chính xác này phải được kiểm tra bằng cách sử dụng một mẫu thử có nồng độ CO2­ đã biết trong dải từ 1 % đến 2,5 %.

Phải có phương tiện tại hệ thống đo lưu lượng khí để giám sát độ chênh áp của dụng cụ đo lưu lượng và áp suất tuyệt đối so với điều kiện môi trường xung quanh. Phạm vi đo của dụng cụ phải thích hợp với lưu lượng do quạt hút tạo ra.

Độ chính xác của việc xác định tốc độ rò rỉ phải ở trong khoảng 10 %.

Áp suất của lò

Phải đo liên tục áp suất của lò ít nhất là tại hai vị trí trên chiều cao của lò để đảm bảo rằng áp suất phù hợp với các yêu cầu trong 6.2.

Nhiệt độ của bề mặt không được phơi

Qui định chung

Điều này quy định các chi tiết bổ sung cho thử nghiệm khả năng cách nhiệt của các cửa tầng được thiết kế để lắp đặt trong các lỗ hở của giếng thang.

Khi cần đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn cách nhiệt, phải gắn các cặp nhiệt thuộc các kiểu quy định trong EN 1363-1 vào bề mặt không bị phơi như chỉ dẫn dưới đây nhằm mục đích thu được các nhiệt độ trung bình và lớn nhất trên bề mặt. Phải áp dụng các nguyên tắc chung cho gắn các cặp nhiệt được cho trong EN 1363-1.

CHÚ THÍCH: Khi không cần đánh giá các tiêu chuẩn cách nhiệt đối với cửa hoặc bất cứ chi tiết nào của cửa thì không yêu cầu phải đo nhiệt độ.

Vị trí của cặp nhiệt để đo nhiệt độ trung bình

Đặt năm cặp nhiệt trên tấm lát cửa, một ở vị trí gần nhất với tâm của tấm lát cửa và một ở một vị trí gần nhất với tâm của mỗi một phần tư tấm lát cửa. Không được đặt cặp nhiệt này tại các vị trí có khoảng cách nhỏ hơn 100 mmn tới bất cứ mối nối, nẹp tăng cứng nào hoặc xuyên qua chi tiết hoặc có khoảng cách nhỏ hơn 100 mm tới mép của tấm lát cửa.

Số lượng các cặp nhiệt trên các tấm lát cửa có thể được hạn chế tới 12, được phân bố đều trên tất cả các tấm lát cửa.

Trong trường hợp tấm lát cửa có kích thước nhỏ (nghĩa là chiều rộng nhỏ hơn 400 mm) sao cho không thể gắn được năm cặp nhiệt theo qui ước và/hoặc không tuân theo được khoảng cách tối thiểu 100 mm hoặc số lượng các cặp nhiệt vượt quá số lượng tối đa thì số lượng giới hạn các cặp nhiệt được phân bố đều ở tâm và các đường chéo của bề mặt đi vào thông suốt của cửa.

Khi tổng diện tích của một phần của bộ cửa bằng hoặc nhỏ hơn 0,2 m2 thì không cần phải đánh giá nhiệt độ trung bình của bề mặt không bị phơi.

Khung cửa

Khung cửa của tầng có thể bao gồm các bộ phận sau: Bộ phận nằm ngang trên đỉnh có thể bao gồm cơ cấu cửa (trên các cửa trượt và cửa gập), hai bộ phận thẳng đứng và một panen phía trên. Không đặt các cặp nhiệt trên bộ phận nằm ngang trên đỉnh bao gồm cả cơ cấu cửa.

Các panen mặt bên và panen phía trên có chiều rộng hoặc chiều cao lớn hơn 300 mm phải được trang bị một cặp nhiệt cho mỗi mét vuông hoặc một phần của mét vuông diện tích và ít nhất phải có hai cặp nhiệt.

Không được đặt cặp nhiệt này tại vị trí có khoảng cách nhỏ hơn 100 mm tới bất cứ mối nối, nẹp tăng cứng nào hoặc xuyên qua chi tiết hoặc có khoảng cách nhỏ hơn 100 mm tới mép của mặt bên/tấm panen phía trên.

Nếu chiều cao của panen phía trên hoặc chiều rộng của cặp panen bên cạnh nhỏ hơn 300 mm thì không cần sử dụng cặp nhiệt để xác định độ tăng nhiệt độ trung bình.

Phải xác định đặc tính cách nhiệt trung bình của mỗi vùng.

Vị trí của cặp nhiệt để xác định nhiệt độ lớn nhất

+ Tấm lát cửa

Phải xác định nhiệt độ lớn nhất từ cặp nhiệt được gắn cố định để xác định độ tăng nhiệt độ trung bình (quy định trong 11.5.2.1).

+ Khung cửa

Phải xác định nhiệt độ lớn nhất từ cặp nhiệt được gắn cố định độ tăng nhiệt độ trung bình (quy định trong 11.5.2.2). Đối với các bộ phận thẳng đứng hoặc nằm ngang có chiều rộng hoặc chiều dài cao từ 100 mm đến 300 mm thì chỉ phải gắn một cặp nhiệt tại tấm của mỗi bộ phận.

Đối với bộ phận thẳng đứng hoặc nằm ngang có chiều rộng hoặc chiều cao nhỏ hơn 100 mm thì không yêu cầu phải đo nhiệt độ.

Phép đo bức xạ

Nếu cửa mẫu thử để thử có yêu cầu phải đáp ứng tiêu chuẩn bức xạ thì phải trang bị dụng cụ đo thích hợp như đã mô tả trong EN 1363-2 để đo bức xạ từ bề mặt không bị phơi. Để có thể định vị bức xạ kế cách bề mặt bị phơi 1 m như quy định trong EN 1363-2, có thể cần thêm một lỗ lắp đầu nối xuyên qua màn chắn.

Phép đo biến dạng

Để áp dụng rộng rãi hơn dữ liệu của thử nghiệm, có thể cần phải xác lập độ biến dạng của mẫu thử trong quá trình thử. Phải có các phương tiện cho phép đo này tại vị trí qui định, xem vị trí "d" trên các Hình 1 đến Hình 4.

Kiểm tra phép đo lưu lượng

Phải xác lập độ tin cậy và mức độ đầy đủ của hệ thống đo tốc độ rò rỉ trước khi khởi động phép thử lò theo Phụ lục C khi sử dụng máy phát CO2 được giới thiệu trên Hình C.1.

Thiết bị và điều kiện thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5, Mục 6 TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) có quy định về thiết bị thử cũng như điều kiện thử tính chịu lửa của cửa tầng như sau:

Thiết bị thử

+ Lò thử phải theo mô tả trong EN 1363-1.

+ Bộ phận chụp phải theo quy định trong Phụ lục A.

+ Hệ thống đo tốc độ rò rỉ phải theo quy định trong Phụ lục A.

Điều kiện thử

+ Lò nung phải được điều khiển tuân theo đường cong nhiệt độ / thời gian như đã qui định trong EN 1363-1.

+ Lò nung phải duy trì áp suất khiển dương trên phía bị phơi trên toàn bộ chiều cao của mẫu thử sao cho áp suất ở mức ngưỡng cửa nằm trong phạm vi (2 ± 2) Pa.

CHÚ THÍCH: Građien áp suất trên chiều cao của mẫu thử có thể đạt khoảng 8,5 Pa cho 1 m chiều cao.

Cửa tầng thang máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phương pháp thử tính chịu lửa của cửa tầng thang máy TCVN 6396-58:2010 áp dụng cho kiểu cửa nào?
Lao động tiền lương
Nồng độ CO2 của lò để thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Cần bao nhiêu mẫu thử tính chịu lửa của cửa tầng thang máy theo TCVN 6396-58:2010?
Lao động tiền lương
Phép đo bức xạ trong dụng cụ thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 cần yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Thử tính chịu lửa của cửa tầng yêu cầu nhiệt độ của bề mặt không được phơi cần đáp ứng theo TCVN 6396-58:2010 ra sao?
Lao động tiền lương
Phép thử nguyên tắc thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 gồm những gì?
Lao động tiền lương
Có thể bỏ qua những gì khi đánh giá tính năng sau khi thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010?
Lao động tiền lương
Quy trình phân loại và công bố tính năng thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 như thế nào?
Lao động tiền lương
Sự thuần hóa trong thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 như thế nào?
Lao động tiền lương
Quy định chung về kiểm tra trước khi thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cửa tầng thang máy
88 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cửa tầng thang máy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào