Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm ra sao?

Thành lập liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam vào ngày tháng năm nào? Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm ra sao?

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Tại Hội nghị Văn nghệ toàn quốc trong vùng Chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội Văn nghệ Việt Nam, tiền thân của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã chính thức được thành lập vào ngày 25-7-1948.

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam với sứ mệnh tập hợp toàn bộ giới văn nghệ sĩ cả nước đoàn kết xây dựng nền văn nghệ cách mạng, góp phần cùng toàn dân thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng và kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam ngày càng phát triển, là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương cùng các hội văn học nghệ thuật địa phương trong cả nước. Với tư cách nghệ sĩ - chiến sĩ trên lĩnh vực văn nghệ, đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước luôn gắn bó với đời sống hiện thực của cách mạng và đất nước, tâm huyết và phát huy tài năng, sáng tạo đưa đến những tác phẩm hay, bổ ích cho đông đảo công chúng; góp phần xây dựng một nền văn nghệ đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước và nhân văn sâu sắc, giàu bản sắc dân tộc, đồng thời là tấm gương chân thực phản ánh hiện thực sống động, hào hùng của đất nước.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm ra sao? (Hình từ Internet)

Nhuận bút là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác có giải thích về tiền nhuận bút như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.

Nhuận bút của một tác phẩm điện ảnh là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.

Lưu ý: Nghị định 21/2015/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.

Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, có quy định về 06 nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm như sau:

- Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.

- Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.

- Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.

- Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.

- Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
238 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động nghệ thuật biểu diễn mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào