Lịch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp định kỳ sẽ do ai quyết định?
Lịch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp định kỳ sẽ do ai quyết định?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thi
Thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học do thủ trưởng đơn vị quyết định theo phân cấp quản lý (cấp trường: Hiệu trưởng quyết định, cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định, cấp tỉnh: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định) đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng học tập của trẻ em và học sinh. Tùy thuộc vào điều kiện địa lý và số lượng giáo viên tham gia dự thi có thể chia thành các điểm thi, cụm thi nhỏ và phải đảm bảo không gây khó khăn cho giáo viên tham gia dự thi.
Theo đó, tùy theo cấp thi mà thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi sẽ do người có thẩm quyền quyết định.
Lịch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp định kỳ sẽ do:
- Ở cấp trường: Hiệu trưởng quyết định.
- Ở cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định.
- Ở cấp tỉnh: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định.
Tuy nhiên, việc quyết định thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng học tập của trẻ em và học sinh.
Tùy thuộc vào điều kiện địa lý và số lượng giáo viên tham gia dự thi có thể chia thành các điểm thi, cụm thi nhỏ và phải đảm bảo không gây khó khăn cho giáo viên tham gia dự thi.
Lịch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp định kỳ sẽ do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Ban tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm quyền thành lập Ban tổ chức Hội thi và quyền hạn, nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi
1. Thủ trưởng của đơn vị tổ chức Hội thi theo thẩm quyền, ra quyết định thành lập Ban Tổ chức, gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên (là các cán bộ quản lý giáo dục có kinh nghiệm, giáo viên cốt cán có uy tín, có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt).
2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi:
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết, nội quy của Hội thi đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương và đúng quy định của Quy định này;
b) Kiểm tra hồ sơ của giáo viên tham dự Hội thi; chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho Hội thi;
c) Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi theo quy định;
d) Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thi; thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý theo quy định và các nhiệm vụ khác liên quan.
Theo đó, Ban tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên (là các cán bộ quản lý giáo dục có kinh nghiệm, giáo viên cốt cán có uy tín, có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt).
Thủ trưởng của đơn vị tổ chức Hội thi theo thẩm quyền, ra quyết định thành lập Ban Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi.
Ban Giám khảo Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm những thành phần nào và do ai thành lập?
Trưởng Ban Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi ra quyết định thành lập Ban Giám khảo và các ban, tiểu ban (nếu cần thiết) (Căn cứ theo Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT).
Căn cứ theo Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám khảo Hội thi
1. Thành phần:
a) Ban Giám khảo có: Trưởng Ban Giám khảo; Phó trưởng Ban Giám khảo và các thành viên khác, bao gồm:
- Các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên cốt cán các cấp học đã được công nhận có năng lực tốt trong hoạt động chuyên môn; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có thực tiễn, kinh nghiệm và đã đạt kết quả cao trong giảng dạy, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh; có uy tín với đồng nghiệp.
- Giảng viên chính trở lên trong các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên cấp học, môn học tương ứng với Hội thi.
b) Các tiểu ban của Ban Giám khảo: Gồm các thành viên cùng lĩnh vực chuyên môn, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định này. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban và các thành viên Ban Giám khảo, số lượng thành viên các tiểu ban là các số lẻ.
...
Theo đó, Ban Giám khảo Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm những thành phần sau: Trưởng Ban Giám khảo; Phó trưởng Ban Giám khảo và các thành viên khác.
Ngoài ra, còn có các tiểu ban của Ban Giám khảo (thành lập khi cần thiết) gồm các thành viên cùng lĩnh vực chuyên môn. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban và các thành viên Ban Giám khảo, số lượng thành viên các tiểu ban là các số lẻ.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?