Làm công việc gì thì được nhận bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1?
Làm công việc gì thì được nhận bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1?
Tại khoản Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Mức bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:
a) Mức 1: 13.000 đồng;
b) Mức 2: 20.000 đồng;
c) Mức 3: 26.000 đồng;
d) Mức 4: 32.000 đồng.
2. Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:
a) Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
b) Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
c) Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Như vậy, căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại 4) có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên thì được nhận bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1.
Lưu ý: Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
- Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
- Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Làm công việc gì thì được nhận bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1?
Bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với lao động thử việc hay không?
Tại khoản 1 Điều 24 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.
...
Tại Điều 2 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
...
Theo đó, đối tượng có thể áp dụng bồi dưỡng bằng hiện vật bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Đồng thời, dẫn chiếu đến Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, người lao động thử việc vẫn sẽ được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật nếu thử việc đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
+ Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
+ Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm”.
Để người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi trong chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật thì các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, để người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi trong chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, các bộ, ngành và địa phương phải tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định tại Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH đến các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc trách nhiệm quản lý.
Đồng thời, phải tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý và gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định, bao gồm các tài liệu sau:
Biểu tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH
Số liệu đo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại làm căn cứ quyết định mức bồi dưỡng bằng hiện vật.
Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH đối với các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền được giao.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?