Kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là thứ mấy? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh cấp xã là bao nhiêu?
Kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là thứ mấy?
Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 quy định như sau:
Ngày truyền thống của Cựu chiến binh
Ngày 6 tháng 12 là ngày truyền thống của Cựu chiến binh.
Theo đó, ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là vào ngày 6 tháng 12. Năm 2024, ngày 6 tháng 12 rơi vào thứ 6.
Chủ đề tuyên truyền Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu Chiến Binh (CCB) Việt Nam năm 2024 tập trung vào việc tôn vinh và phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", cũng như những đóng góp của các cựu chiến binh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ đề tuyên truyền có thể bao gồm nội dung chính sau:
- Lịch sử và sự phát triển của Hội CCB Việt Nam: Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Hội từ năm 1989 đến nay, nêu bật những thành tựu và đóng góp quan trọng của Hội trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh.
- Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ": Khuyến khích các cựu chiến binh tiếp tục giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng, gương mẫu trong mọi hoạt động, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Gương sáng cựu chiến binh: Tuyên truyền về những tấm gương cựu chiến binh tiêu biểu, những người đã vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được thành công trong cuộc sống và công việc, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.
- Hoạt động kỷ niệm: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hội thảo, tọa đàm để kỷ niệm và tôn vinh các cựu chiến binh, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các thế hệ.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là ngày mấy? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh cấp xã là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Xác nhận Cựu chiến binh căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Cựu chiến binh
Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
...
7. Việc xác nhận cựu chiến binh:
a) Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;
b) Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
c) Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
8. Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Theo đó, xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận.
Tuy nhiên trong trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
Mặt khác, ciệc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh cấp xã là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:
1. Bí thư Đảng ủy: 0,30.
2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.
4. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
Theo đó, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã bằng 0.15 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, mức lương cơ sở đang áp dụng là 2.340.000 đồng.
Như vậy, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bằng 351.000 đồng/tháng.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?