Kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị sẽ do cơ quan nào chi trả?

Cơ quan nào chi trả kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị?

Kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị sẽ do cơ quan nào chi trả?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tuyển chọn, xét duyệt, gọi đào tạo sĩ quan dự bị
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị đang lao động, làm việc hoặc cư trú tại địa phương, báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xét duyệt; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Tư lệnh quân khu, kết quả xét duyệt của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, hướng dẫn các học viện, trường đại học (trừ các học viện, nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) tuyển chọn, xét duyệt sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị; thẩm định kết quả xét duyệt, đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định; giám đốc, hiệu trưởng các học viện, trường đại học trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi đào tạo sĩ quan dự bị đến từng sinh viên.
3. Đơn vị cấp dưới trực tiếp đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ đi đào tạo sĩ quan dự bị theo kế hoạch được giao. Đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định nhân sự và quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị.
4. Các đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị và chấp hành quyết định gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền.
5. Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao tuyển chọn nguồn đào tạo sĩ quan dự bị có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho đối tượng được gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định của pháp luật.
6. Nguồn kinh phí
a) Kinh phí bảo đảm tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng;
b) Kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này do ngân sách địa phương bảo đảm;
c) Kinh phí bảo đảm tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị sẽ do các cơ quan sau chi trả:

- Kinh phí bảo đảm tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng;

- Kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên do ngân sách địa phương bảo đảm;

- Kinh phí bảo đảm tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho Sinh viên khi tốt nghiệp đại học do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị sẽ do cơ quan nào chi trả?

Kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị sẽ do cơ quan nào chi trả? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị thuộc về ai?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
1. Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị, gồm:
a) Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc (đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học và hạ sĩ quan dự bị); hồ sơ quân nhân (đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ);
b) Bản thẩm tra xác minh lý lịch;
c) Phiếu (giấy) khám sức khỏe;
d) Bản sao chụp các văn bằng, chứng chỉ, bản công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập hồ sơ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị; Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ;
b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên lập hồ sơ đối tượng quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
c) Các học viện, trường đại học lập hồ sơ đối tượng sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
3. Thời gian hoàn thành lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị của các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Nghị định này là 30 ngày, trước ngày thông báo có mặt nhập học tại các học viện, nhà trường Quân đội.
4. Các học viện, nhà trường Quân đội được giao đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ sĩ quan dự bị (hồ sơ gốc) trên cơ sở hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị, nội dung bổ sung, hoàn thiện gồm: Lý lịch sĩ quan dự bị, quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị, giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị và các giấy tờ khác có liên quan. Kết thúc khóa đào tạo, bàn giao hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị cư trú hoặc lao động, làm việc.

Theo đó, trách nhiệm lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị thuộc về các cơ quan sau:

- Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập hồ sơ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị; Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ;

- Cấp trung đoàn và tương đương trở lên lập hồ sơ đối tượng quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;

- Các học viện, trường đại học lập hồ sơ đối tượng sinh viên khi tốt nghiệp đại học.

Cơ quan nào tổ chức đào tạo sĩ quan dự bị?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức, thời gian, chương trình đào tạo sĩ quan dự bị
1. Tổ chức đào tạo sĩ quan dự bị
Các học viện, nhà trường Quân đội được giao đào tạo và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị.
2. Thời gian, ngành đào tạo sĩ quan dự bị
a) Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên đào tạo sĩ quan dự bị bộ binh, chính trị và ngành y, dược là 03 tháng;
b) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ đào tạo sĩ quan dự bị bộ binh; sinh viên khi tốt nghiệp đại học đào tạo sĩ quan dự bị bộ binh và ngành y, dược là 04 tháng;
c) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ đào tạo sĩ quan dự bị quân chủng, binh chủng là 05 tháng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung đào tạo đối với từng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, các học viện, nhà trường Quân đội được giao đào tạo và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị.

Đào tạo sĩ quan dự bị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị trong quân đội gồm những gì?
Lao động tiền lương
Kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị sẽ do cơ quan nào chi trả?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đào tạo sĩ quan dự bị
401 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo sĩ quan dự bị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo sĩ quan dự bị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào