Kiểm tra viên Thuế có những quyền hạn nào?

Cho tôi hỏi Kiểm tra viên Thuế có quyền hạn ra sao? Câu hỏi từ anh B.V.T (Bình Phước).

Kiểm tra viên Thuế có những quyền hạn nào?

Căn cứ Mục 4 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Kiểm tra viên Thuế tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về phạm vi quyền hạn như sau:

- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.

- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.

Kiểm tra viên Thuế có những quyền hạn nào?

Kiểm tra viên Thuế có những quyền hạn nào? (Hình từ Internet)

Kiểm tra viên Thuế phải có trình độ như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Kiểm tra viên Thuế tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.

• Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.

• Khả năng đoàn kết nội bộ.

• Chịu được áp lực trong công việc.

• Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic.

Các yêu cầu khác

• Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý có liên quan đến phần công việc được giao;

• Nắm được những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển, chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và ngành Thuế, các chính sách kinh tế tài chính liên quan;

• Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu trong lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu; sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm quản lý thuế và các công cụ khác;

• Nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế;

• Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện công việc thuộc phần hành được giao; kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ về thuế; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và kiểm tra công việc được giao và kỹ năng đọc, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;

• Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Kiểm tra viên Thuế phải thực hiện các công việc gì?

Căn cứ Mục 2 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Kiểm tra viên Thuế tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về công việc, nhiệm vụ như sau:

TT

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án.

Tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế.

2.2

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản.

1. Tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế.

2. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế.

3. Tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế.

2.3

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản.

Tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về Quản lý thuế.

2.4

Tham gia thẩm định các văn bản.

Tham gia thẩm định, góp ý các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về Quản lý thuế.

2.5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công.

2.6

Phối hợp thực hiện.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.

2.7

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp.

Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công.

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

Lưu ý: Thông tư 54/2023/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2023

Xem chi tiết Thông tư 54/2023/TT-BTC: Tại đây

Kiểm tra viên thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kiểm tra viên thuế cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng như thế nào?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của Kiểm tra viên thuế là gì?
Lao động tiền lương
Hệ số lương của kiểm tra viên thuế là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thời gian thử việc có được tính vào thời gian giữ ngạch để thi nâng ngạch Kiểm tra viên thuế hay không?
Lao động tiền lương
Kiểm tra viên Thuế có những quyền hạn nào?
Lao động tiền lương
Mức lương của kiểm tra viên thuế hiện nay là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kiểm tra viên thuế
795 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm tra viên thuế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm tra viên thuế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào