Kiểm toán viên không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong trường hợp nào?

Phải có thời gian thực tế làm kiểm toán bao lâu thì mới được đăng ký hành nghề kiểm toán? Đối với cán bộ, công chức là kiểm toán viên thì không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị D.T (Tiền Giang)

Phải có thời gian thực tế làm kiểm toán bao lâu thì mới được đăng ký hành nghề kiểm toán?

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC có quy định như sau:

Đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Kiểm toán viên bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này và có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được đăng ký hành nghề kiểm toán.
3. Kiểm toán viên được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán khi:
a) Hợp đồng lao động ký kết giữa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải bảo đảm các yếu tố theo quy định của Bộ Luật lao động;
b) Thời gian làm việc quy định trong hợp đồng và thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần của kiểm toán viên bảo đảm đúng và phù hợp với thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
Ví dụ: thời gian làm việc của doanh nghiệp kiểm toán từ 08h00 - 17h00 và 06 ngày/tuần thì kiểm toán viên phải làm việc đầy đủ thời gian từ 08h00 - 17h00 hàng ngày và 06 ngày/tuần không bao gồm thời gian làm thêm, ngày nghỉ, ngày lễ.
c) Không đồng thời làm đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác trong thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này.
...

Theo đó, để đăng ký hành nghề kiểm toán yêu cầu người đăng ký phải có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên.

Kiểm toán viên không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong trường hợp nào?

Kiểm toán viên không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Kiểm toán viên không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong trường hợp nào?

Căn cứ mục 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 thì cán bộ, công chức Kiểm toán nhà nước được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề từ 01 tháng 01 năm 2016, bao gồm:

- Kiểm toán viên cao cấp, gồm cả chức danh Tổng Kiểm toán nhà nước được hưởng thêm 15% mức lương hiện hưởng;

- Kiểm toán viên chính được hưởng thêm 20% mức lương hiện hưởng;

- Kiểm toán viên được hưởng thêm 25% mức lương hiện hưởng.

Tại mục 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 có quy định như sau:

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 nêu trên không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức Kiểm toán nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, Điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Kiểm toán nhà nước;
b) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
c) Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
đ) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.

Như vậy, theo quy định trên, Kiểm toán viên không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong những khoảng thời gian sau đây:

- Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, Điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Kiểm toán nhà nước;

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương;

- Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;

- Thời gian bị đình chỉ công tác.

Kiểm toán viên có được hành nghề Quản tài viên hay không?

Tại Điều 12 Luật Phá sản 2014 có quy định về điều kiện hành nghề Quản tài viên như sau:

Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.

Theo quy định trên, kiểm toán viên thuộc đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Để hành nghề Quản tài viên thì kiểm toán viên cần phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.

- Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Kiểm toán viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kiểm toán viên là ai? Kiểm toán viên cần phải có bằng cấp gì?
Lao động tiền lương
Khi nào kiểm toán viên được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán?
Lao động tiền lương
Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có bao nhiêu kiểm toán viên đăng ký hành nghề góp vốn?
Lao động tiền lương
Mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên?
Lao động tiền lương
Tài liệu cập nhật kiến thức của kiểm toán viên hành nghề được trình bày dưới hình thức nào?
Lao động tiền lương
Kiểm toán viên có phải cập nhật kiến thức hằng năm không?
Lao động tiền lương
Các hình thức cập nhật kiến thức của kiểm toán viên hành nghề là gì?
Lao động tiền lương
Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kiểm toán viên có được tính cộng dồn không?
Lao động tiền lương
Giảng viên tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên phải đáp ứng điều kiện gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kiểm toán viên
185 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào