Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán trong trường hợp nào?
Hành nghề kiểm toán là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp, tổ chức được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
7. Đơn vị có lợi ích công chúng là doanh nghiệp, tổ chức mà tính chất và quy mô hoạt động có liên quan nhiều đến lợi ích của công chúng.
8. Hành nghề kiểm toán là hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
...
Theo đó, hành nghề kiểm toán là hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán trong trường hợp nào?
Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định:
Đình chỉ hành nghề kiểm toán
1. Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán;
b) Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kiểm toán;
c) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kiểm toán độc lập hai lần trong thời hạn ba mươi sáu (36) tháng liên tục;
d) Kiểm toán viên hành nghề không có đủ số giờ cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính;
đ) Kiểm toán viên hành nghề không thực hiện trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề quy định tại Điều 14 Thông tư này;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính có thẩm quyền đình chỉ hành nghề kiểm toán và gửi quyết định cho người bị đình chỉ, doanh nghiệp kiểm toán nơi người đó đăng ký hành nghề.
...
Theo đó, kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán trong trường hợp sau:
- Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán;
- Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kiểm toán;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kiểm toán độc lập hai lần trong thời hạn ba mươi sáu (36) tháng liên tục;
- Kiểm toán viên hành nghề không có đủ số giờ cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính;
- Kiểm toán viên hành nghề không thực hiện trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề theo quy định;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các hành vi nghiêm cấm đối với kiểm toán viên hành nghề là gì?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, nghiêm cấm kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề thực hiện các hành vi sau đây:
a) Hành nghề kiểm toán với tư cách cá nhân;
b) Giả mạo, cho thuê, cho mượn hoặc cho sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động kiểm toán;
c) Làm việc cho hai doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trở lên trong cùng một thời gian;
d) Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các hành vi sau đây:
a) Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề kiểm toán để ký hợp đồng kiểm toán;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề hoặc doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cản trở công việc của thành viên tham gia cuộc kiểm toán;
d) Cung cấp sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán;
đ) Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán;
e) Che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
g) Đe dọa, trả thù, ép buộc thành viên tham gia cuộc kiểm toán nhằm làm sai lệch kết quả kiểm toán;
h) Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, các hành vi nghiêm cấm đối với kiểm toán viên hành nghề là:
- Các quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011;
- Hành nghề kiểm toán với tư cách cá nhân;
- Giả mạo, cho thuê, cho mượn hoặc cho sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động kiểm toán;
- Làm việc cho hai doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trở lên trong cùng một thời gian;
- Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?