Kiểm toán nhà nước được sử dụng cộng tác viên để thực hiện các công việc nào?
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là ai?
Tại khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là cộng tác viên) là cá nhân hoặc tổ chức trong nước và ngoài nước, tại thời điểm ký hợp đồng không thuộc biên chế hoặc hợp đồng lao động với Kiểm toán nhà nước, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Quy chế này; dược Kiểm toán nhà nước sử dụng trong một số công việc liên quan đến hoạt động kiểm toán dưới hình thức hợp đồng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này.
...
Theo đó, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là cá nhân hoặc tổ chức trong nước và ngoài nước, tại thời điểm ký hợp đồng không thuộc biên chế hoặc hợp đồng lao động với Kiểm toán nhà nước, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023; được Kiểm toán nhà nước sử dụng trong một số công việc liên quan đến hoạt động kiểm toán dưới hình thức hợp đồng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023.
Kiểm toán nhà nước được sử dụng cộng tác viên để thực hiện các công việc nào? (Hình từ Internet)
Kiểm toán nhà nước được sử dụng cộng tác viên để thực hiện các công việc nào?
Tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định như sau:
Các công việc được sử dụng cộng tác viên
Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên thực hiện các công việc (khi cần thiết) gồm:
1. Tư vấn về chuyên môn
a) Tư vấn chuyên môn trong việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn kiểm toán;
b) Tư vấn trong công tác chuẩn bị kiểm toán: Thuyết trình về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý và những bất cập, hạn chế trong thực tế liên quan đến nội dung kiểm toán; khảo sát, thu thập thông tin; xác định trọng tâm, trọng yếu, rủi ro kiểm toán, nội dung và phương pháp kiểm toán; xây dựng các tiêu chí kiểm toán,...;
c) Tư vấn chuyên môn trong quá trình thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán;
d) Tư vấn chuyên môn trong quá trình kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, trả lời khiếu nại, giải quyết khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
2. Tham gia hỗ trợ công tác kiểm toán:
a) Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ kỹ thuật, chuyên môn trợ giúp cho công tác kiểm toán; dịch tài liệu kỹ thuật, chuyên môn; thực hiện một số công việc thuộc nội dung kiểm toán; sử dụng chuyên gia để trợ giúp kiểm toán viên nhà nước theo quy định của chuẩn mực Kiểm toán nhà nước về việc sử dụng chuyên gia.
b) Giám định chuyên môn: Kiểm định chất lượng công trình xây dựng, máy móc, thiết bị; thẩm định giá cả và xuất xứ máy móc, thiết bị; giám định tài liệu chứng từ; kiểm kê; định giá tài sản, doanh nghiệp; đo đạc địa chính, địa hình, địa vật, diện tích, kích thước hình học; khoan thí nghiệm xác định địa chất các lớp đất đá; siêu âm để xác định chiều dài cọc khoan nhồi, cốt thép, chiều dày bảo vệ cốt thép trong các kết cấu; kiểm tra các kết cấu chìm khuất; kiểm định chất lượng môi trường, quan trắc và phân tích thành phần môi trường; các trường hợp khác cần sử dụng chuyên gia giám định chuyên môn theo quy định của chuẩn mực Kiểm toán nhà nước.
c) Các công việc khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Theo đó, Kiểm toán nhà nước được sử dụng cộng tác viên để thực hiện các công việc tư vấn về chuyên môn và tham gia hỗ trợ công tác kiểm toán, với từng công việc cụ thể theo quy định nêu trên.
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có những quyền gì?
Tại khoản 1 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định như sau:
Quyền hạn và nghĩa vụ của cộng tác viên
1. Quyền hạn
a) Được quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện các công việc đã được ghi trong hợp đồng thực hiện nhiệm vụ;
b) Nhận đầy đủ, kịp thời kinh phí từ Kiểm toán nhà nước theo các điều khoản cam kết tại hợp đồng đã ký giữa hai bên;
c) Đề nghị Kiểm toán nhà nước yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng.
...
Theo đó, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có những quyền sau:
- Được quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện các công việc đã được ghi trong hợp đồng thực hiện nhiệm vụ;
- Nhận đầy đủ, kịp thời kinh phí từ Kiểm toán nhà nước theo các điều khoản cam kết tại hợp đồng đã ký giữa hai bên;
- Đề nghị Kiểm toán nhà nước yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?