Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện những công việc gì?
Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa tham gia nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Mục 31 Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN, Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện những công việc như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án. | - Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Tham gia xây dựng kế hoạch và đề xuất phương án kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để tổ chức thực hiện. |
Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. | - Tổ chức thực hiện kiểm tra và đề xuất các biện pháp kiểm tra như: xác minh, thu thập tài liệu, các chứng cứ có liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (phương pháp thu thập thông tin, kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu giữ tài liệu, số liệu), bảo đảm quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc theo yêu cầu nghiệp vụ của ngành. - Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn kiểm tra cho ngạch công chức cùng chuyên ngành cấp dưới. |
Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản. | Tham gia tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. |
Tham gia thẩm định các văn bản. | Tham gia thẩm định, góp ý các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án,... về quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. |
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. |
Phối hợp thực hiện | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công. |
Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)
Quyền người giữ chức vụ Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Mục 31 Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN, Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa có các quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. |
4.3 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định. |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.5 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên. |
Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Mục 31 Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN, Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Đạo đức và bản lĩnh | 2-3 |
Tổ chức thực hiện công việc | 2-3 | |
Soạn thảo và ban hành văn bản | 2-3 | |
Giao tiếp ứng xử | 2-3 | |
Quan hệ phối hợp | 2-3 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt | |
Sử dụng ngoại ngữ | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản | 2-3 |
Khả năng hướng dẫn thực hiện các văn bản | 2-3 | |
Khả năng kiểm tra việc thực hiện các văn bản | 2-3 | |
Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản | 2-3 | |
Khả năng thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | 2-3 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 1-2 |
Quản lý sự thay đổi | 1-2 | |
Ra quyết định | 1-2 | |
Quản lý nguồn lực | 1-2 | |
Phát triển đội ngũ | 1-2 |
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?