Khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý chuyên ngành giáo dục và đào tạo có nội dung gì?
- Khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý chuyên ngành giáo dục và đào tạo có nội dung gì?
- Thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng đối với công chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo thế nào?
- Đánh giá xếp loại chất lượng công chức viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo nguyên tắc nào?
Khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý chuyên ngành giáo dục và đào tạo có nội dung gì?
Theo Điều 4 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định thì lãnh đạo, quản lý chuyên ngành giáo dục và đào tạo có khung năng lực gồm những nội dung sau:
- Về trình độ, phẩm chất gồm: Trình độ đào tạo; bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác; phẩm chất cá nhân; các yêu cầu khác theo vị trí việc làm;
- Về năng lực, gồm: Nhóm năng lực chung; nhóm năng lực chuyên môn; nhóm năng lực quản lý;
- Khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý phải phù hợp với tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý do cấp có thẩm quyền quy định; khung năng lực của các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo đảm bảo phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo quy định tại Phụ lục V Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT.
Khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý chuyên ngành giáo dục và đào tạo có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng đối với công chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế kèm theo Quyết định 3086/QĐ-BGDĐT thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng đối với công chức như sau:
- Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với Thứ trưởng và người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ.
- Người đứng đầu các đơn vị sử dụng công chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý.
Đánh giá xếp loại chất lượng công chức viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Quy chế kèm theo Quyết định 3086/QĐ-BGDĐT quy định thì nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng đơn vị và công chức viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng đơn vị, công chức, viên chức được thực hiện theo năm công tác; bảo đảm đúng thẩm quyền, khách quan, công bằng, chính xác. Đơn vị, công chức, viên chức phải hoàn thành bản tự đánh giá mới được đánh giá, xếp loại chất lượng. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức họp đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
Công chức, viên chức nghỉ thai sản, nghỉ ốm, được cử đi học tập, nghiên cứu trong nước hoặc nước ngoài và các trường hợp vắng mặt khác tại cuộc họp đánh giá, xếp loại chất lượng do cơ quan, đơn vị quy định hình thức phù hợp.
- Đánh giá xếp loại hoạt động công tác chuyên môn của tập thể cấp dưới trước, cấp trên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý trước, cá nhân thành viên sau. Sau khi hoàn thành đánh giá, xếp loại chất lượng các đơn vị thì đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đứng đầu.
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao, ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật, kỷ cương và kết quả thực hiện nhiệm vụ, tiến độ và chất lượng công việc, số lượng công việc được giao theo kế hoạch; nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; mức độ khó khăn, phức tạp, yêu cầu về trình độ chuyên môn của công việc và các yếu tố khách quan khác.
Các nhiệm vụ được giao không hoàn thành hoặc chậm tiến độ do yếu tố khách quan, bất khả kháng và được cấp có thẩm quyền xác nhận thì được xem xét khi đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hoặc cá nhân.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức lãnh đạo, quản lý; viên chức quản lý phải căn cứ vào kết quả hoạt động của đơn vị, lĩnh vực được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách.
Mức đánh giá, xếp loại chất lượng công chức viên chức đối với người đứng đầu không được cao hơn mức đánh giá, xếp loại chất lượng của đơn vị do mình đứng đầu (trò trường hợp người đứng đầu chuyển đến dưới 06 tháng thì không phải căn cứ vào mức đánh giá, xếp loại chất lượng của đơn vị).
Công chức, viên chức được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa đủ 06 tháng tính đến thời điểm đánh giá, xếp loại thì thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng theo vị trí trước khi được bổ nhiệm, không đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức vụ mới được bổ nhiệm.
Trường hợp công chức, viên chức kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý thì đơn vị nơi công chức, viên chức kiêm nhiệm có trách nhiệm gửi nhận xét, đánh giá về đơn vị công tác chính để làm căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định.
- Công chức viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
- Công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng, việc đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ vào kết quả học tập, nhận xét của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, báo cáo kết quả học tập định kỳ và thời gian làm việc thực tế tại đơn vị trong năm (nếu có).
Công chức, viên chức được cử biệt phái thì đánh giá, xếp loại chất lượng tại đơn vị nơi được cử đến.
- Công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Công chức viên chức nghỉ ốm với tổng thời gian trong năm từ 03 tháng trở lên hoặc nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
- Đối với công chức, viên chức chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (trừ trường hợp không còn đơn vị cũ).
- Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức được sử dụng làm căn cứ để liên thông đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
- Trường hợp công chức, viên chức có khuyết điểm, vi phạm xảy ra ở đơn vị cũ nhưng bị xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật ở đơn vị mới chuyển đến thì tính vào kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng của đơn vị cũ (không quy trách nhiệm cho cơ quan, đơn vị mới).
Trường hợp công chức, viên chức có khuyết điểm, vi phạm xảy ra ở cả đơn vị cũ và đơn vị mới, bị xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật ở đơn vị cũ và đơn vị mới chuyển đến thì tính hình thức kỷ luật vào kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng theo thời điểm xác định hành vi vi phạm tại mỗi đơn vị.
Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
Trường hợp công chức viên chức là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.
- Cấp có thẩm quyền xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng đơn vị, công chức, viên chức "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% tổng số đơn vị, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” theo từng nhóm đối tượng có vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ tương đồng.
Trường hợp đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của công chức, viên chức phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức.
- Những đơn vị có dưới 05 đơn vị cấu thành được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” thì được chọn 01 đơn vị xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” nếu đủ điều kiện theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?