Không được bố trí những ai vào Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ?
- Không được bố trí những ai vào Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ?
- Việc tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ai có thẩm quyền tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ?
- Quyết định tuyển dụng viên chức trúng tuyển vào Thanh tra Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Không được bố trí những ai vào Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng viên chức
...
3. Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
Theo đó, không được bố trí những người sau vào Hội đồng tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ:
- Những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển;
- Vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển;
- Những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
Không được bố trí những ai vào Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ?
Việc tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc, căn cứ tuyển dụng công chức, viên chức
1. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và chỉ tiêu biên chế.
2. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp.
3. Việc tuyển dụng công chức, viên chức phải được tiến hành thận trọng, chặt chẽ, nghiêm túc; đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc xem xét, đánh giá; tuyển chọn được người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực hoạt động khác của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, việc tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo nguyên tắc:
- Tiến hành thận trọng, chặt chẽ, nghiêm túc;
- Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc xem xét, đánh giá;
- Tuyển chọn được người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
- Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực hoạt động khác của Thanh tra Chính phủ.
Ai có thẩm quyền tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức
1. Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
Theo đó, thẩm quyền tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ thuộc về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp.
Quyết định tuyển dụng viên chức trúng tuyển vào Thanh tra Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Quyết định tuyển dụng viên chức và ký kết hợp đồng làm việc
Sau khi người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển, xét tuyển viên chức, người được đề nghị tiếp nhận viên chức hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng; bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch nơi công tác (nếu có) và nơi cư trú của người trúng tuyển, của người được đề nghị tiếp nhận viên chức; tổng hợp, tham mưu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có văn bản báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) thống nhất trước khi quyết định tuyển dụng viên chức và ký kết hợp đồng làm việc theo thẩm quyền.
Theo đó, quyết định tuyển dụng viên chức trúng tuyển vào Thanh tra Chính phủ được thực hiện như sau:
- Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển, xét tuyển viên chức, người được đề nghị tiếp nhận viên chức hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng;
- Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch nơi công tác (nếu có) và nơi cư trú của người trúng tuyển, của người được đề nghị tiếp nhận viên chức;
- Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp tổng hợp, tham mưu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có văn bản báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) thống nhất trước khi quyết định tuyển dụng viên chức và ký kết hợp đồng làm việc theo thẩm quyền.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?