Không đóng đoàn phí công đoàn bao lâu thì bị kỷ luật khiển trách?

Cho tôi hỏi đoàn viên không đóng đoàn phí công đoàn bao lâu thì bị kỷ luật khiển trách? Câu hỏi từ chị H.T.V (Long An).

Không đóng đoàn phí công đoàn bao lâu thì bị kỷ luật khiển trách?

Căn cứ Điều 25 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:

Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên
1. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác... của công đoàn các cấp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
b) Không dự họp 50% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
2. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Không dự họp 70% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
3. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
b) Không dự họp 90% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.

Theo đó, đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí liên tục 06 tháng mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật khiển trách.

Không đóng đoàn phí công đoàn bao lâu thì bị kỷ luật khiển trách?

Không đóng đoàn phí công đoàn bao lâu thì bị kỷ luật khiển trách? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật khiển trách đoàn viên công đoàn?

Căn cứ Điều 12 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở
1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
Tập thể ban chấp hành, tập thể ban thường vụ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.
2. Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
a) Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, đoàn viên công đoàn.
b) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; nguyên cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.

Theo đó, ban thường vụ công đoàn cơ sở có thẩm quyền kỷ luật khiển trách đoàn viên công đoàn.

Mức đóng đoàn phí công đoàn mới nhất năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 23 Quy định về quản lý tài chỉnh, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn Ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí như sau:

* Nhóm 01:

Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở sau:

- Cơ quan nhà nước;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

- Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định.

Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

Trong đó: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.

Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

* Nhóm 02:

Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối).

Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

* Nhóm 03:

Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở sau:

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối);

- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định;

- Liên hiệp hợp tác xã;

- Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;

- Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài.

Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

Lưu ý:

- Các công đoàn cơ sở tại nhóm 01 và nhóm 02 nêu trên được thu đoàn phí công đoàn của đoàn viên hàng tháng:

+ Bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên) hoặc

+ Quy định mức thu cao hơn 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nếu được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mở rộng (từ tổ trưởng công đoàn trở lên) đồng ý bằng Nghị quyết, có văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở.

Tiền đoàn phí công đoàn phần thu tăng thêm so với quy định được để lại 100% cho công đoàn cơ sở bổ sung chi hoạt động theo đúng quy định; khi báo cáo quyết toán, công đoàn cơ sở phải tách riêng số tiền đoàn phí công đoàn tăng thêm theo mẫu quy định để có cơ sở tính số phải nộp về cấp trên.

- Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Đoàn phí công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đoàn viên không đóng phí công đoàn liên tục bị xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Có được thu đoàn phí công đoàn qua tài khoản cá nhân của người lao động không?
Lao động tiền lương
Thu đoàn phí công đoàn qua lương hằng tháng trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Một số điều cần biết về đoàn phí công đoàn cơ sở cho người lao động?
Lao động tiền lương
Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng bao nhiêu phần trăm (%) tiền lương?
Lao động tiền lương
Mức đóng đoàn phí công đoàn mới nhất năm 2024 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài có thể đóng đoàn phí công đoàn thông qua những phương thức nào?
Lao động tiền lương
Phương thức đóng đoàn phí công đoàn hiện nay được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Đoàn phí công đoàn có phải là 1 nguồn thu của tài chính công đoàn không?
Lao động tiền lương
Người lao động nào được miễn đóng đoàn phí công đoàn?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đoàn phí công đoàn
438 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đoàn phí công đoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào