Khoản tiền trợ cấp lương hưu hằng tháng khi bị tinh giản biên chế được tính như thế nào?
Khoản tiền trợ cấp lương hưu hằng tháng khi bị tinh giản biên chế được tính như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP có quy định:
Chính sách về hưu trước tuổi
1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ về mức hưởng lương hưu hằng tháng như sau:
(1) Đối với lao động nam:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm
- Đóng đủ 16 năm bảo hiểm xã hội nếu nghỉ hưu vào năm 2018; đóng đủ 17 năm bảo hiểm xã hội nếu nghỉ hưu vào năm 2019; đóng đủ 18 năm bảo hiểm xã hội nếu nghỉ hưu vào năm 2020; đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội nếu nghỉ hưu vào năm 2021 và đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội nếu nghỉ hưu vào năm 2022 thì được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%
(2) Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi:
- Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Khoản tiền trợ cấp lương hưu hằng tháng khi bị tinh giản biên chế được tính như thế nào?
Tuổi nghỉ hưu của cán bộ khi tinh giản biên chế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP, cán bộ thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật thì độ tuổi nghỉ hưu được quy định như sau:
(1) Tuổi nghỉ hưu thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu sớm 05 tuổi của cán bộ, công chức, viên chức:
- Khi có thời gian đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm ở nơi có hệ số 0,7 trở lên hoặc làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(2) Tuổi nghỉ hưu thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện lao động bình thường:
- Khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
- Thuộc diện bị tinh giản biên chế theo quy định.
(3) Tuổi nghỉ hưu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu nghỉ hưu sớm hơn 05 tuổi của cán bộ, công chức, viên chức:
- Khi đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên
- Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm ở nơi có hệ số 0,7 trở lên hoặc công việc nặng nhọc độc hại.
(4) Tuổi nghỉ hưu thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:
- Khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
- Thuộc diện bị tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.
Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế đối với cán bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế đối với cán bộ được thực hiện như sau:
- Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
- Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
- Sắp xếp cán bộ theo các nội dung sau:
+ Xác định vị trí việc làm, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức;
+ Lựa chọn những cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài;
+ Xác định và lập danh sách số cán bộ trong diện tinh giản biên chế.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?