Khi tiến hành công việc hàn hơi trong các hầm phải đảm bảo những quy định gì?
Khi tiến hành công việc hàn hơi trong các hầm phải đảm bảo những quy định gì?
Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2. Quy định cụ thể
2.2.1. Yêu cầu chung
2.2.1.1. Việc chọn quy trình công nghệ hàn hơi ngoài việc phải đảm bảo an toàn cháy, nổ còn phải tính đến khả năng phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại khác (khả năng bị chấn thương cơ khí, bụi và hơi khí độc, bức xạ nhiệt, đổ chai …), đồng thời phải có các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động để loại trừ chúng.
2.2.1.2. Công việc hàn hơi có thể tổ chức cố định trong các nhà xưởng, ở ngoài trời hoặc tổ chức tạm thời ngay trong những công trình xây dựng, sửa chữa.
2.2.1.3. Khi tiến hành công việc hàn hơi tại những nơi có nguy cơ cháy, nổ phải tuân theo các quy định an toàn phòng chống cháy, nổ.
2.2.1.4. Khi tiến hành công việc hàn hơi trong các hầm, buồng, thùng, khoang bể kín phải đặt thiết bị axetylen, chai chứa axetylen và chai oxy ở bên ngoài; cử người nắm vững kỹ thuật an toàn giám sát và phải có biện pháp an toàn cụ thể, phòng chống cháy, nổ, ngộ độc và được người có trách nhiệm duyệt, cho phép. Thợ hàn phải đeo găng tay và sử dụng dây an toàn, dây an toàn được nối tới chỗ người giám sát.
- Phải thực hiện thông gió, với tốc độ gió từ 0,3 đến 1,5 m/s.
- Phải kiểm tra đảm bảo trong hầm, thùng, khoang bể kín không có hơi khí độc, hơi khí cháy nổ mới cho người tiến hành công việc hàn hơi.
2.2.1.5. Cấm hàn hơi ở các hầm, thùng, khoang, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
2.2.1.6. Sử dụng khí
2.2.1.6.1. Khi nối van chai chứa khí không khít thì không được dùng lực cưỡng bức. Ren của đầu nối bộ điều chỉnh nối hoặc các dụng cụ phụ phải phù hợp với đầu ra của van chai chứa khí.
...
Theo đó, khi tiến hành công việc hàn hơi trong các hầm phải đặt thiết bị axetylen, chai chứa axetylen và chai oxy ở bên ngoài; cử người nắm vững kỹ thuật an toàn giám sát và phải có biện pháp an toàn cụ thể, phòng chống cháy, nổ, ngộ độc và được người có trách nhiệm duyệt, cho phép. Thợ hàn phải đeo găng tay và sử dụng dây an toàn, dây an toàn được nối tới chỗ người giám sát.
- Phải thực hiện thông gió, với tốc độ gió từ 0,3 đến 1,5 m/s.
- Phải kiểm tra đảm bảo trong hầm, thùng, khoang bể kín không có hơi khí độc, hơi khí cháy nổ mới cho người tiến hành công việc hàn hơi.
Khi tiến hành công việc hàn hơi trong các hầm phải đảm bảo những quy định gì? (Hình từ Internet)
Nữ công nhân có được thực hiện công việc hàn hơi trong các hầm hay không?
Tại tiểu mục 4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
3. Điều kiện đảm bảo an toàn các thiết bị hàn hơi trong quá trình sử dụng
...
4. Yêu cầu đối với thợ hàn hơi
4.1. Chỉ những người đã qua đào tạo về công việc hàn hơi, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động mới được phép thực hiện công việc hàn hơi. Việc huấn luyện định kỳ về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thợ hàn hơi phải được tiến hành ít nhất 1 lần trong 6 tháng.
4.2. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật an toàn mới được phép tiến hành công việc hàn cắt dưới nước.
4.3. Cấm nữ công nhân tiến hành công việc hàn hơi trong các hầm, thùng, khoang, bể kín.
4.4. Thợ hàn cắt không được tự ý sửa chữa thiết bị hàn, mỏ hàn, mỏ cắt, ...
4.5. Khi kết thúc công việc phải đóng tất cả các van chai; nới vít nén ở bộ phận giảm áp, xả hết khí thừa ra khỏi ống dẫn.
4.6. Không được sử dụng khí oxy để thổi bụi trên quần áo, thiết bị cũng như dùng để thông thoáng không khí vùng làm việc.
4.7. Thợ hàn cắt không được phép tháo lắp van chai.
4.8. Khi lắp van giảm áp vào chai phải dùng chìa vặn chuyên dùng. Không được xiết đai ốc lồng khi van chai đang ở trạng thái mở.
...
Theo quy định trên thì nữ công nhân không được phép thực hiện công việc hàn hơi trong các hầm.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn hơi đảm bảo bảo yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 5.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
5. Về phương tiện bảo vệ cá nhân
5.1. Thợ hàn hơi phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kính hàn, tạp dề, giầy, găng tay và các loại phương tiện bảo vệ khác theo quy định.
5.2. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo chống tia lửa, chống lại được tác động cơ học, bụi kim loại nóng và những bức xạ có hại.
5.3. Khi hàn trong môi trường làm việc có hóa chất (a xít, kiềm, sản phẩm dầu mỡ..), trường điện từ, cũng như khi hàn các chi tiết đã được đốt nóng sơ bộ, thợ hàn phải được trang bị quần áo bảo hộ lao động bằng vật liệu đảm bảo chống những tác động đó.
5.4. Khi hàn cắt trong điều kiện có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn điện (hàn trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, những nơi ẩm ướt...), ngoài quần áo bảo hộ lao động, thợ hàn còn phải được trang bị găng tay, giầy cách điện; ở vị trí hàn cắt phải có thảm hoặc bục cách điện.
...
Theo quy định trên thì trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo chống tia lửa, chống lại được tác động cơ học, bụi kim loại nóng và những bức xạ có hại.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?