Khi người khai hải quan làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm gì?

Công chức hải quan có trách nhiệm gì khi người khai hải quan làm thủ tục hải quan?

Khi người khai hải quan làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 21 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:

Thủ tục hải quan
1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Theo đó, khi người khai hải quan làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm sau:

- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;

- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

- Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Khi người khai hải quan làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm gì?

Khi người khai hải quan làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Công chức hải quan phải hoàn thành kiểm tra hồ sơ của người khai hải quan bao lâu?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:

Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
1. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật này.
2. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
c) Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
...

Theo đó, khi người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan thì công chức hải quan phải hoàn thành kiểm tra hồ sơ của người khai hải quan chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.

Công chức hải quan đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 6 Điều 32 Nghị định 128/2020/NĐ-CP (tên khoản này được sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
a) Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7; điểm a khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định này;
...

Theo đó, công chức hải quan đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính sau:

- Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan (đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn);

- Vi phạm quy định về khai hải quan: Người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định.

- Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam).

Lưu ý: Mức phạt tiền mà công chức hải quan có thẩm quyền phạt sẽ bị giới hạn cho mỗi trường hợp quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 7; điểm a khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.

Người khai hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi người khai hải quan làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người khai hải quan
68 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khai hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người khai hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào