Khi nào Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động phải thực hiện giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động?
- Khi nào Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động phải thực hiện giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động?
- Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như thế nào?
- Thời gian công tác tối thiểu của viên chức dự thi thăng hạng lên Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được quy định như thế nào?
Khi nào Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động phải thực hiện giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động?
Tại điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động - Mã số: V.09.03.01
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tổng kết, đánh giá về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc phần việc được giao. Đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong quy trình kiểm định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm hoàn thiện các quy định của Nhà nước;
b) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, tài liệu để huấn luyện cho người quản lý về các nguyên tắc quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành, quy trình vận hành và quy định xử lý sự cố kỹ thuật và các biện pháp phòng ngừa sự cố cho các đối tượng kiểm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành; tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công;
c) Chủ trì hoặc tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc lĩnh vực được phân công;
d) Thực hiện nhiệm vụ giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra khi có yêu cầu;
đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền được giao;
...
Theo đó, Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động phải thực hiện giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra khi có yêu cầu.
Khi nào Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động phải thực hiện giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động? (Hình từ Internet)
Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động - Mã số: V.09.03.01
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với phạm vi thực hiện kiểm định;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc chứng chỉ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có năng lực chủ trì tổ chức, triển khai các hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm định;
b) Có năng lực tổ chức phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
...
Theo đó, Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với phạm vi thực hiện kiểm định;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc chứng chỉ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Thời gian công tác tối thiểu của viên chức dự thi thăng hạng lên Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được quy định như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động - Mã số: V.09.03.01
...
4. Yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động: Có thời gian công tác giữ chức danh Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, viên chức dự thi thăng hạng chức danh Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động phải có thời gian công tác giữ chức danh Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức nếu điều chỉnh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác cụ thể thế nào?