Khi nào được cấp đổi Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp?
Khi nào được cấp đổi Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp được cấp đổi chứng minh như sau:
Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Cấp lần đầu đối với các đối tượng được quyết định tuyển chọn, tuyển dụng thành quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Cấp đổi trong trường hợp sau đây:
a) Chứng minh hết thời hạn sử dụng quy định tại Điều 5 Nghị định này hoặc bị hư hỏng;
b) Chuyển đổi đối tượng bố trí sử dụng;
c) Thay đổi họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc thay đổi nhận dạng do bị thương tích, thẩm mỹ, chỉnh hình.
3. Cấp lại trong trường hợp bị mất Chứng minh.
Theo đó, Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp sẽ được cấp đổi khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
- Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp hết thời hạn sử dụng quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2016/NĐ-CP hoặc bị hư hỏng;
- Chuyển đổi đối tượng bố trí sử dụng;
- Thay đổi họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc thay đổi nhận dạng do bị thương tích, thẩm mỹ, chỉnh hình.
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp thay đổi nơi thường trú thì phải thực hiện cấp đổi lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp.
Khi nào được cấp đổi Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp?
Ai có thẩm quyền trong việc cấp đổi Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp đổi như sau:
Thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Bên cạnh đó, Điều này cũng được hướng dẫn thêm bởi Điều 12 Thông tư 218/2016/TT-BQP, cụ thể:
Thẩm quyền cấp Chứng minh và Thẻ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng.
2. Người chỉ huy hoặc Chính ủy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thẻ sĩ quan dự bị.
3. Người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
4. Người chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn và tương đương cấp Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
5. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cấp Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
6. Thủ trưởng Tổng cục Chính trị cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, không được cấp con dấu thu nhỏ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp.
Thủ tục cấp đổi Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục cấp đổi như sau:
Trình tự, thủ tục cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Trình tự, thủ tục cấp lần đầu được thực hiện như sau:
a) Cá nhân điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Cơ quan quản lý nhân sự trung đoàn và tương đương thực hiện chụp ảnh, lấy vân tay từng người, đối chiếu dữ liệu quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng để làm thủ tục cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý; tổng hợp báo cáo cấp trên trực tiếp; thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục;
c) Cơ quan quản lý nhân sự sư đoàn và tương đương thực hiện thủ tục theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý; kiểm tra việc cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng của đơn vị thuộc quyền; tổng hợp báo cáo cấp trên trực tiếp; thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục;
d) Cơ quan quản lý nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm tra, hoàn chỉnh thủ tục; báo cáo Thủ trưởng đơn vị ký Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý; thời gian thực hiện không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục.
2. Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cấp đổi quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 8 Nghị định này, cá nhân điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp cấp đổi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này, cá nhân có đơn đề nghị cấp đổi, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp, điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này, cá nhân có đơn đề nghị cấp lại, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp, điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cho cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
d) Cơ quan quản lý nhân sự thực hiện trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này.
Như vậy, trình tự cấp đổi Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định nêu trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?