Khi nào công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh?
Văn phòng công chứng phải có bao nhiêu công chứng viên hợp danh?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định:
Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Theo đó, văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên.
Khi nào công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh?
Khi nào công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Công chứng 2014 quy định:
Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
1. Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Việc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Theo đó, công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng khi được bao nhiêu thành viên chấp thuận?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh và tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng
1. Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên trong Văn phòng công chứng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng cá nhân theo quy định của Luật Công chứng;
b) Các trường hợp khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp liên quan đến công ty hợp danh.
2. Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản. Công chứng viên phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh chậm nhất là 06 tháng trước ngày dự kiến chấm dứt. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, người đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm b khoản này thì việc chấm dứt được áp dụng theo quy định tại Điều 185 của Luật Doanh nghiệp.
3. Việc tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Công chứng và Điều 186 của Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản.
Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng Hà Đông có chấm dứt tư cách thành viên hợp danh không?
Khi nào công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh?
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?