Hưởng trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng gì đến lương hưu sau này không?
Hưởng trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng gì đến lương hưu sau này không?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Và căn cứ theo Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Theo đó, hưởng trợ cấp thất nghiệp và hưởng lương hưu là 2 chế độ hoàn toàn khác nhau và không bị ảnh hưởng bởi nhau.
Chính vì vậy, quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ bảo hiểm thất nghiệp độc lập với nhau; đồng thời không có quy định nào hạn chế người lao động được hưởng một trong hai.
Như vậy, hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không có ảnh hưởng đến lương hưu sau này.
Hưởng trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng gì đến lương hưu sau này không? (Hình từ Internet)
Lao động cao tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp xã hội bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
...
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
...
Theo đó, lao động cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Tuy nhiên, người lao động cao tuổi phải không thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được được sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Như vậy, lao động cao tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp xã hội bằng 500.000 đồng/tháng.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc hưởng lương hưu khi nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP thì thời điểm nhận lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc như sau:
- Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật: Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội: Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định: Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?