Hướng dẫn viết hạn chế, khuyết điểm trong bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2023 dành cho công chức viên chức chi tiết?
Hướng dẫn viết hạn chế, khuyết điểm trong bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2023 dành cho công chức viên chức chi tiết?
Hiện nay mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm cho công chức viên chức không giữ chức lãnh đạo quản lý mới nhất được thực hiện theo Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023
Mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất năm 2023 được thực hiện theo Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023
Trong mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm có nội dung về hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân.
Sau đây là một số gợi ý cách viết mà công chức viên chức có thể tham khảo:
1. Chưa mạnh dạn đưa ra các đề xuất và tham mưu:
Đảng viên có thể phải tự nhìn nhận khả năng của mình trong việc đưa ra các đề xuất và tham mưu cho công việc Đảng, chưa đủ mạnh mẽ để đóng góp ý kiến xây dựng.
2. Thiếu hiểu biết về cương lĩnh và điều lệ của đảng:
Cần tăng cường việc nghiên cứu và hiểu rõ về cương lĩnh, điều lệ của Đảng, cũng như chính sách và pháp luật nhà nước để có cái nhìn tổng quan vững về bản chất và hướng đi của Đảng.
3. Chưa nhạy bén trong thực hiện chủ trương, nghị quyết mới:
Đảng viên cần tập trung vào việc đào sâu và áp dụng chủ trương, nghị quyết mới của Đảng một cách nhạy bén, đảm bảo rằng họ không chỉ biết đến mục tiêu lớn mà còn hiểu cách thực hiện chi tiết.
4. Chưa mạnh dạn, thẳng thắn trong đóng góp ý kiến:
Cần khuyến khích đảng viên mạnh dạn và thẳng thắn trong việc đóng góp ý kiến, nhận xét về công việc, không ngần ngại vì sợ khó khăn hay xung đột quan điểm.
5. Nể nang, cục bộ trong đánh giá và bố trí cán bộ quản lý:
Đảng viên cần tự đánh giá mình về việc còn giữ lại sự nể nang, cục bộ trong quá trình đánh giá và bố trí cán bộ quản lý, đồng thời đề xuất cơ chế cải thiện để đảm bảo công bằng và khách quan.
6. Thiếu sự tham gia đầy đủ trong học tập các quy định của đảng:
Đảng viên cần nhận thức về việc tham gia đầy đủ, đúng thời hạn trong các hoạt động học tập về quy định của Đảng, tránh trường hợp đi muộn và về sớm.
7. Tuyên truyền, giáo dục chưa sâu sắc:
Cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục để đảm bảo rằng thông điệp về đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống được truyền đạt sâu sắc và có ảnh hưởng thực tế trong đời sống Đảng viên và nhân dân.
8. Thiếu sức động viên đủ mạnh:
Cần tăng cường sức động viên cho Đảng viên thông qua các hoạt động tuyên truyền sâu rộng, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của Đảng và xã hội.
Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023: TẢI VỀ
Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG: TẢI VỀ
Xem thêm:
Tải mẫu phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên cuối năm 2023 mới nhất dành cho công chức viên chức?
Hướng dẫn viết hạn chế, khuyết điểm trong bảng kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2023 dành cho công chức viên chức chi tiết?
Công chức viên chức nào là đảng viên không cần làm bản kiểm điểm cuối năm?
Căn cứ Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:
Đối tượng kiểm điểm
1. Tập thể
1.1. Các cấp ủy, tổ chức đảng:
a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp ủy cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).
c) Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương.
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
2. Cá nhân
2.1. Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
2.2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Theo đó, Đảng viên trong toàn Đảng phải thực hiện điểm kiểm, trừ các đối tượng sau đây:
- Đảng viên được miễn công tác và được miễn sinh hoạt Đảng.
- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.
- Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.
Cách thức kiểm điểm công chức là đảng viên được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:
Cách thức kiểm điểm
1. Chuẩn bị kiểm điểm
1.1. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
1.2. Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
1.3. Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
2. Nơi kiểm điểm
2.1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
2.2. Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
2.3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
3. Trình tự kiểm điểm
3.1. Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
3.2. Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.
Theo đó, việc kiểm điểm công chức là Đảng viên được thực hiện với cách thức nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?