Hướng dẫn lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn ra sao?

Lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn như thế nào?

Hướng dẫn lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn ra sao?

Căn cứ theo Phụ lục C ban hành kèm theo TCVN 11911:2017 lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn theo bảng sau:

Xác định cấp rủi ro và tần suất xảy ra của các thiết bị, vị trí trong dây chuyền sản xuất điền vào cột 2 và 3 của bảng sau:

Danh mục đánh giá chỉ số rủi ro của các thiết bị và vị trí trong dây chuyền sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn

Loại máy, thiết bị, chi tiết máy, vị trí trong dây chuyền

Cấp rủi ro theo Bảng B.1

Cấp tần suất theo Bảng B.2

1. Xe tải



2. Máy xúc lật



3. Băng tải cốt liệu



4. Gầu / Skip



5. Cửa tháo đáy bunke đá



6. Cửa tháo đáy bunke cát



7. Vít tải đáy silô xi măng



8. Hệ thống cân định lượng



9. Cửa nạp máy trộn bê tông



10. Cánh trộn của máy trộn bê tông



11. Cửa xả hỗn hợp bê tông từ máy trộn



12. Cửa nạp hỗn hợp bê tông vào xe trộn



13. Các thiết bị phụ trợ



14. Các vị trí khác



...



CHÚ THÍCH: Tùy thuộc điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, sau khi đánh giá các nguy cơ gây mất ATVSLĐ có thể lập danh mục này chi tiết hơn.

Hướng dẫn lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn ra sao?

Hướng dẫn lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn ra sao? (Hình từ Internet)

Người lao động cần chủ động trao đổi với người có trách nhiệm về những nguy cơ gây mất ATVSLĐ tại nơi làm việc đúng không?

Căn cứ theo tiết 5.3.3 tiểu mục 5.3 Mục 5 TCVN 11911:2017 quy định như sau:

Yêu cầu chung về quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn
...
5.3 Thực hiện kế hoạch
...
5.3.2 Trao đổi thông tin với người lao động
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến người lao động về vấn đề ATVSLĐ nơi họ làm việc, thông báo cho họ các nguy cơ gây mất ATVSLĐ đã được xác định và các biện pháp cần thực hiện để kiểm soát rủi ro.
b) Các cán bộ an toàn chuyên trách hoặc bán chuyên trách có nhiệm vụ trợ giúp người sử dụng lao động về ATVSLĐ và trao đổi thông tin với người lao động trong cơ sở sản xuất.
c) Người lao động cần chủ động trao đổi với người có trách nhiệm về những nguy cơ gây mất ATVSLĐ tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của mình, đồng thời đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra.
5.3.3 Đào tạo công tác ATVSLĐ
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo cho toàn thể người lao động về ATVSLĐ.
b) Chương trình đào tạo gồm:
- Chương trình chung áp dụng cho toàn thể người lao động bao gồm giới thiệu tổng quan về chính sách ATVSLĐ và các qui trình kể cả tình trạng khẩn cấp (cháy, nổ, điện giật, tai nạn lao động) và lối thoát hiểm khi cần thiết.
- Chương trình chuyên sâu áp dụng thêm cho những người liên quan đến lĩnh vực đặc thù như tiếp xúc với chất nguy hại, bốc xếp thủ công, vận hành thiết bị đặc thù, môi trường ồn hoặc quản lý màn hình hiển thị hình ảnh.
- Tập huấn cho người lao động thành thạo các kỹ thuật cơ bản về sơ cứu, cấp cứu thông thường ban đầu đối với các trường hợp say nắng, say nóng, điện giật, vết thương chảy máu, vết thương phần mềm, gãy xương; biết cách hô hấp nhân tạo cấp cứu ngừng tim, ngừng thở; cách vận chuyển người bị tai nạn lao động, v.v...
...

Theo quy định người lao động cần chủ động trao đổi với người có trách nhiệm về những nguy cơ gây mất ATVSLĐ tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của mình, đồng thời đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục.

Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra.

Hành động khắc phục và cải tiến công tác ATVSLĐ như thế nào?

Căn cứ theo tiết 5.5.2 tiểu mục 5.5 Mục 5 TCVN 11911:2017 hành động khắc phục và cải tiến công tác ATVSLĐ như sau:

- Khắc phục các yếu tố nguy hiểm hoặc có hại đối với người lao động trong từng công đoạn, của từng thiết bị.

- Nâng cấp điều kiện làm việc, thiết bị công nghệ theo hướng đảm bảo ATVSLĐ tốt hơn.

- Thay thế những thiết bị công nghệ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn bằng những thiết bị tiên tiến, hiện đại thỏa mãn các mục tiêu và tiêu chí ATVSLĐ.

- Cải tiến các nội dung trong hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả của công tác ATVSLĐ.

Kiểm soát rủi ro
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hướng dẫn lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kiểm soát rủi ro
81 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm soát rủi ro

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm soát rủi ro

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào