Hướng dẫn Báo cáo trong chương trình “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ra sao? Người lao động được gia nhập MTTQ Việt Nam hay không?
Hướng dẫn Báo cáo trong chương trình “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ra sao?
Căn cứ theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 11 năm 1930.
Năm 2024 là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).
Chương trình “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” sẽ do mỗi địa phương tổ chức; ở khu dân cư cần phát huy sự sáng tạo của mỗi khu dân cư, tùy theo đặc điểm của từng nơi để tổ chức cho phù hợp.
Nội dung cơ bản Ngày hội có thể gồm 2 phần chính: Phần lễ và Phần hội và các hoạt động hưởng ứng.
Trong phần lễ của chương trình “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” sẽ có phần Báo cáo của Ban Công tác Mặt trận khu dân cư hoặc liên Ban Công tác Mặt trận khu dân cư (nếu tổ chức liên khu dân cư).
Tham khảo nội dung Báo cáo trong chương trình “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” sau:
- Tiêu đề báo cáo: Báo cáo kết quả Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới (đối với địa bàn nông thôn) hoặc xây dựng đô thị văn minh (đối với địa bàn đô thị);
- Khái quát lịch sử, truyền thống của cộng đồng dân cư;
- Tình hình đời sống Nhân dân trong cộng đồng dân cư hiện nay (có so sánh với năm trước;
- Kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước (có nêu các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp xây dựng, tích cực tham gia các hoạt động ở cộng đồng);
- Đánh giá các hoạt động, chủ đề ở phần hội mà khu dân cư chọn trong tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 và phương hướng thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước (Báo cáo ngắn gọn, có số liệu minh họa).
Thông tin về "Hướng dẫn Báo cáo trong chương trình “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ra sao?" chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Bài phát biểu cảm ơn nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 kỷ niệm 94 năm?
Hướng dẫn Báo cáo trong chương trình “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ra sao? Người lao động được gia nhập MTTQ Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động được gia nhập MTTQ Việt Nam hay không?
Căn cứ theo Điều 1 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định như sau:
Thành viên
Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Việc gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tán thành Điều lệ và các quy định cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xem xét công nhận.
Theo đó, người lao động được gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên cần đáp ứng điều kiện sau:
- Phải tự nguyện;
- Tán thành Điều lệ và các quy định cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xem xét công nhận.
Quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân trong MTTQVN gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019, quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân trong MTTQVN như sau:
- Quyền của thành viên cá nhân
+ Thảo luận, kiến nghị, chất vấn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
+ Được mời tham gia thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trình công tác và chính sách cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
+ Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động liên quan đến công tác Mặt trận khi được phân công;
+ Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
+ Được mời dự Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;
+ Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
+ Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Trách nhiệm của thành viên cá nhân
+ Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm của thành viên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo quy định;
+ Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
+ Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú và trong lĩnh vực hoạt động, công tác để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và phát động;
+ Tham gia các hoạt động khi được mời và góp ý các văn bản khi được yêu cầu;
+ Lắng nghe, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân nơi mình công tác và cư trú với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?