Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện được tổ chức bao lâu một lần?
Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện được tổ chức bao lâu một lần?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT quy định:
Các cấp tổ chức hội thi, số lượng giáo viên tham gia hội thi
1. Các cấp tổ chức hội thi
a) Hội thi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần;
b) Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 4 năm một lần;
c) Liên hoan giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần.
2. Số lượng giáo viên tham gia hội thi
Số lượng giáo viên làm tổng phụ trách Đội tham dự hội thi do trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với cấp huyện), giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với cấp tỉnh) quyết định căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương.
Số lượng giáo viên làm tổng phụ trách Đội tham dự liên hoan giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Theo đó, hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần.
Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện được tổ chức bao lâu một lần?
Điều kiện tham dự hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT quy định:
Đối tượng và điều kiện tham dự hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi các cấp
1. Cấp huyện
a) Đối tượng: Tham dự hội thi cấp huyện là giáo viên làm tổng phụ trách Đội đang trực tiếp làm công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở các trường học trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) tổ chức hội thi.
b) Điều kiện
Liên đội trường học có giáo viên làm tổng phụ trách Đội tham dự hội thi cấp huyện phải đạt danh hiệu liên đội mạnh từ cấp huyện trở lên trong hai năm liền trước năm tổ chức hội thi;
Được xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và xếp loại khá trở lên theo tiêu chuẩn xếp loại viên chức theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập (sử dụng kết quả đánh giá năm gần nhất của năm dự thi).
2. Cấp tỉnh
a) Đối tượng
Tham dự hội thi cấp tỉnh là giáo viên làm tổng phụ trách Đội đang trực tiếp làm công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở các trường học trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hội thi.
b) Điều kiện
Giáo viên làm tổng phụ trách Đội tham dự hội thi cấp tỉnh ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên làm tổng phụ trách Đội tham gia hội thi cấp huyện còn phải có giấy chứng nhận đạt giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện hai lần trong bốn năm trước liền trước năm tổ chức hội thi.
Mỗi phòng giáo dục và đào tạo được cử các thành viên tham gia hội thi cấp tỉnh, số thành viên dự thi do giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định.
Theo đó, điều kiện tham dự hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện là:
- Liên đội trường học có giáo viên làm tổng phụ trách Đội tham dự hội thi cấp huyện phải đạt danh hiệu liên đội mạnh từ cấp huyện trở lên trong hai năm liền trước năm tổ chức hội thi;
- Được xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và xếp loại khá trở lên theo tiêu chuẩn xếp loại viên chức theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV (sử dụng kết quả đánh giá năm gần nhất của năm dự thi).
Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng ban tổ chức hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT quy định:
Ban tổ chức hội thi cấp huyện, cấp tỉnh
...
2. Quyền hạn và nhiệm vụ của ban tổ chức hội thi
a) Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của hội thi theo quy định của Điều lệ này;
b) Xây dựng chương trình tổ chức hội thi, lịch thi, nội quy và gửi thông báo đến các đơn vị tham gia hội thi;
c) Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho hội thi;
d) Giới thiệu, đề xuất những người có đủ năng lực để tham gia ban đề thi, ban giám khảo và trình thủ trưởng của đơn vị tổ chức hội thi (giám đốc sở giáo dục và đào tạo, trưởng phòng giáo dục và đào tạo) ra quyết định thành lập ban giám khảo;
đ) Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả hội thi;
e) Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho hội thi, thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý theo quy định và các nhiệm vụ khác liên quan.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng ban tổ chức hội thi
a) Điều hành toàn bộ các hoạt động của hội thi. Các ban và tiểu ban làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng ban tổ chức hội thi;
b) Quyết định tước bỏ quyền dự thi của giáo viên làm tổng phụ trách Đội, quyền chấm thi của giám khảo nếu vi phạm những quy định trong điều lệ hội thi.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng ban tổ chức hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện là:
- Điều hành toàn bộ các hoạt động của hội thi. Các ban và tiểu ban làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng ban tổ chức hội thi;
- Quyết định tước bỏ quyền dự thi của giáo viên làm tổng phụ trách Đội, quyền chấm thi của giám khảo nếu vi phạm những quy định trong điều lệ hội thi.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?