Hội thẩm nhân dân có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hội thẩm nhân dân có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 87 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Nhiệm kỳ của Hội thẩm
1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
2. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm, kể từ ngày được cử.
Theo đó, nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Và căn cứ theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân như sau:
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
3. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.
Theo đó, nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm.
Như vậy, Hội thẩm nhân dân có nhiệm kỳ là 05 năm.
Hội thẩm nhân dân có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Hội thẩm nhân dân có được hưởng phụ cấp xét xử hay không?
Căn cứ theo Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về chế độ, chính sách đối với Hội thẩm như sau:
Chế độ, chính sách đối với Hội thẩm
1. Hội thẩm được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.
Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo quy định của luật.
2. Hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.
3. Hội thẩm được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
4. Hội thẩm được hưởng phụ cấp xét xử, được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử.
Chế độ phụ cấp xét xử, mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, Hội thẩm nhân dân có được hưởng phụ cấp xét xử. Và chế độ phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Hội thẩm nhân dân không được phân công làm nhiệm vụ xét xử trong 01 năm công tác có quyền được biết lý do không?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm
1. Hội thẩm Tòa án nhân dân gồm có:
a) Hội thẩm nhân dân;
b) Hội thẩm quân nhân.
2. Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.
3. Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự theo phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được cử làm Hội thẩm quân nhân.
4. Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.
5. Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.
Theo quy định thì Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.
Tuy nhiên, nếu Hội thẩm nhân dân không được phân công làm nhiệm vụ xét xử trong 01 năm công tác thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?