Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải gồm những vị trí nào?
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải gồm những vị trí nào?
Theo Phụ lục I Thông tư 36/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải, thì Hội đồng quản lý bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản lý.
- Thành viên Hội đồng quản lý.
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải gồm những vị trí nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản lý phải thực hiện những nhiệm vụ gì? Yêu cầu năng lực ra sao?
Theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư 36/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải, thì:
Chủ tịch Hội đồng quản lý có những nhiệm vụ cơ bản, sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý; chỉ đạo xây dựng chủ trương, phương hướng, chương trình, kế hoạch hoạt động;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản lý; ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ của thành viên hội đồng, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý.
Yêu cầu năng lực của Chủ tịch Hội đồng quản lý, như sau:
- Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về những mảng hoạt động chính của đơn vị.
- Có năng lực dự đoán xu hướng và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp; có khả năng định hướng chiến lược sự phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Có khả năng phát huy nguồn lực bên trong và bên ngoài để có giải pháp đảm bảo chất lượng công việc; hiểu biết về vai trò, tác động xã hội của chính sách.
- Có kinh nghiệm về những mảng hoạt động chính của đơn vị.
- Có năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá, định hướng, tổ chức và chỉ đạo xử lý, giải quyết vấn đề;
- Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nhân sự hợp lý; có khả năng tạo dựng văn hóa, dẫn dắt tập thể thực hiện văn hóa của cơ quan, đơn vị.
- Có đạo đức, bản lĩnh, trách nhiệm nghề nghiệp vững vàng.
Thành viên Hội đồng quản lý đòi hỏi năng lực ra sao?
Theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư 36/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải:
Thành viên Hội đồng quản lý thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thành viên Hội đồng quản lý thực hiện và chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ của Hội đồng quản lý do Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công; tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng quản lý.
Khung năng lực của Thành viên Hội đồng quản lý
- Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về những mảng hoạt động chính của đơn vị và mảng việc cụ thể được giao theo dõi.
- Có khả năng phát huy nguồn lực bên trong và bên ngoài để có giải pháp đảm bảo chất lượng công việc; hiểu biết về vai trò, tác động xã hội của chính sách.
- Có kinh nghiệm về những mảng hoạt động chính của đơn vị.
- Có năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá, định hướng, tổ chức và chỉ đạo xử lý, giải quyết vấn đề; sắp xếp tổ chức, bộ máy, nhân sự hợp lý.
- Có đạo đức, bản lĩnh, trách nhiệm nghề nghiệp vững vàng.
Như vậy, Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý và thành viên Hội đồng quản lý.
Hai vị trí này đòi hỏi phải năng lực, kỹ năng cơ bản như quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư 36/2022/TT-BGTVT nêu trên.
Việc xác định vị trí việc làm của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải dựa theo các nguyên tắc cơ bản tại Điều 3 Thông tư 36/2022/TT-BGTVT, Điều 3 và Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.
- Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?