Học ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng ra trường có thể làm ở đâu?

Em đang chuẩn bị thi THPT, em muốn học ngành thiết kế thời trang của một trường cao đẳng, vậy sau khi ra trường em có thể làm việc ở đâu ạ? Câu hỏi của bạn Nga (Lâm Đồng).

Kỹ năng cần có sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: thiết kế thời trang ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định về kỹ năng như sau:

3. Kỹ năng
- Lập bảng ý tưởng, thiết kế, cắt may được bộ sưu tập thời trang theo ý tưởng, theo chủ đề phù hợp với xu hướng thời trang, nhu cầu của thị trường;
- Lựa chọn được các loại nguyên phụ liệu cho mẫu phác thảo thân thiện với môi trường, phù hợp với các kiểu trang phục, đối tượng sử dụng;
- Xử lý được nguyên phụ liệu trước khi sử dụng đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho sức khỏe;
- Thiết kế mẫu rập được các sản phẩm thời trang từ đơn giản đến phức tạp theo phương pháp thiết kế trên ma-nơ-canh;
- Nhảy mẫu, giác sơ đồ được các sản phẩm thời trang từ đơn giản đến phức tạp trên máy tính đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Kiểm tra được chất lượng sản phẩm và lập được báo cáo về chất lượng sản phẩm đầy đủ, chính xác;
- Sử dụng được các phần mềm thiết kế thời trang;
- Sử dụng được máy may 1 kim, 2 kim, vắt sổ, máy thùa khuyết đầu bằng, đính cúc, đính bọ, cữ gá, dưỡng và một số thiết bị lập trình tự động trong sản xuất thời trang đảm bảo công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, 5S;
- Quản lý điều hành tổ sản xuất thời trang và kinh doanh sản phẩm thời trang;
- Trưng bày sản phẩm, tư vấn và bán hàng thời trang tại các cửa hàng thời trang hoặc trực tuyến;
- Lập được kế hoạch thực hiện thiết kế bộ sưu tập thời trang, tham gia tổ chức, trình diễn bộ sưu tập thời trang theo định hướng và phong cách của nhà thiết kế;
- Phát hiện, xử lý được các sai hỏng khi thiết kế mẫu rập, nhảy mẫu, giác sơ đồ, cắt may, hoàn thiện các sản phẩm thời trang;
- Xử lý được một số tình huống phức tạp thường xảy ra trong quá trình thiết kế thời trang, thiết kế mẫu rập, may mẫu, quản lý tổ sản xuất hàng thời trang;
- Vận dụng các kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm…vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Như vậy, đối với người học ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp cần đáp ứng được những kỹ năng nêu trên để tạo nền tảng và mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai.

Học ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng ra trường có thể làm ở đâu?

Kỹ năng cần có sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng

Vị trí việc làm có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: thiết kế thời trang ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định về vị trí việc làm như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thiết kế thời trang;
- Thiết kế mẫu rập;
- May mẫu thời trang;
- Bán hàng thời trang;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm thời trang;
- Quản lý thiết kế, cắt may thời trang;
- Trợ lý hoạt động thiết kế thời trang

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm theo quy định trên

Học ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng ra trường có thể làm ở đâu?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: thiết kế thời trang ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thiết kế thời trang trình độ cao đẳng là một nghề sáng tạo mà người học được học tập, nghiên cứu, thể hiện phong cách thẩm mỹ để cho ra đời những tác phẩm thời trang làm đẹp cho con người và cuộc sống, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Thiết kế thời trang thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu xu hướng thời trang; nghiên cứu khách hàng mục tiêu, đặc điểm nhân trắc cơ thể người; thiết kế thời trang; lựa chọn nguyên phụ liệu; thiết kế mẫu rập, cắt, may bộ sưu tập thời trang, các kiểu sản phẩm thời trang từ cơ bản đến phức tạp; tham gia trình duyệt mẫu cùng các bộ phận liên quan; kiểm tra chất lượng sản phẩm thời trang; bán hàng thời trang; tham gia tổ chức các sự kiện thời trang; tham gia theo dõi quá trình sản xuất để điều chỉnh mẫu...
Để hành nghề, người lao động cần có kiến thức về xu hướng thời trang, mỹ thuật được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, kỹ thuật cắt may cơ bản và thời trang, phương pháp thiết kế các loại sản phẩm thời trang ứng dụng trong cuộc sống; nhận biết về tính chất các loại nguyên liệu, phụ liệu may, có khả năng chọn lựa, phối hợp và xử lý các chất liệu để tạo mới các nguyên vật liệu; tổ chức sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực thời trang; sử dụng được các loại trang thiết bị may cơ bản thường dùng.
Người hành nghề Thiết kế thời trang chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp dệt may, các cơ sở thiết kế thời trang, hãng thời trang, cửa hàng thời trang, trung tâm thời trang, viện nghiên cứu thời trang, văn phòng giao dịch kinh doanh may mặc, môi trường làm việc và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe. Cường độ làm việc của nghề không quá cao, nhưng chịu áp lực lớn về tính sáng tạo, nhạy bén, năng động, chất lượng, hiệu quả công việc trong bối cảnh ngành công nghiệp thời trang luôn luôn thay đổi và phát triển không ngừng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Như vậy, người học ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm việc chủ yếu tại các:

- Doanh nghiệp dệt may,

- Các cơ sở thiết kế thời trang,

- Hãng thời trang, cửa hàng thời trang,

- Trung tâm thời trang,

- Viện nghiên cứu thời trang,

- Văn phòng giao dịch kinh doanh may mặc,...

Ngành thiết kế thời trang
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Học ngành thiết kế thời trang hệ cao đẳng ra trường có thể làm ở đâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngành thiết kế thời trang
1,049 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành thiết kế thời trang

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành thiết kế thời trang

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào