Hồ sơ xin làm Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm những giấy tờ gì?

Để làm Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần những giấy tờ nào? 7 bước tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cụ thể ra sao?

7 bước tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cụ thể ra sao?

Theo khoản 1 Mục I Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4768/QĐ-BCA năm 2024 quy định thì 7 bước tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cụ thể như sau:

- Bước 1: Công dân nghiên cứu Kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành được niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố; chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

- Bước 2: Nộp hồ sơ về Công an cấp xã theo thời gian, địa điểm đã thông báo.

- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, thông báo công khai danh sách công dân dự tuyển:

+ Công an cấp xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự tuyển. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay khi tiếp nhận và hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ, Công an cấp xã lập danh sách công dân dự tuyển, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố trong thời hạn 15 ngày làm việc trước ngày tổ chức họp xét tuyển.

- Bước 4: Thành lập Hội đồng xét tuyển:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển. Thành phần Hội đồng xét tuyển gồm Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Công an cấp xã hoặc Phó trưởng Công an cấp xã, các thành viên là đại diện: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã, Hội Nông dân Việt Nam cấp xã, công chức cấp xã và đại diện thôn, tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thành viên Hội đồng xét tuyển). Số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

- Bước 5: Tổ chức họp xét tuyển:

+ Thời gian tổ chức họp xét tuyển được thực hiện sau khi kết thúc thời hạn niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển và do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định về thời gian;

Hội đồng xét tuyển tổ chức họp khi có quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển tham dự và phải có mặt dự họp của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền để điều hành cuộc họp.

+ Nội dung xét tuyển căn cứ trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 và hồ sơ tuyển chọn theo quy định tại Quyết định 4768/QĐ-BCA năm 2024.

- Bước 6: Trình tự thực hiện tại cuộc họp:

+ Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp và thông báo: Danh sách, lý lịch của công dân dự tuyển; tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định; danh sách thành viên Hội đồng xét tuyển; hình thức xét tuyển; thư ký cuộc họp và các nội dung khác có liên quan;

+ Trường hợp xét tuyển bằng hình thức giơ tay biểu quyết công khai, thư ký cuộc họp đếm số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp, thư ký cuộc họp và thông báo công khai tại cuộc họp.

Trường hợp xét tuyển bằng hình thức bỏ phiếu kín thì mẫu phiếu có đóng dấu treo của Ủy ban nhân dân cấp xã. Hội đồng xét tuyển giới thiệu Tổ kiểm phiếu gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Ủy viên, Thư ký Tổ kiểm phiếu. Tổ kiểm phiếu kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc bỏ phiếu và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Tổ trưởng, Thư ký Tổ kiểm phiếu và thông báo công khai tại cuộc họp.

- Bước 7: Kết quả xét tuyển và niêm yết công khai kết quả xét tuyển:

+ Công dân được xét tuyển để đề nghị công nhận là Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín nhất trí;

Trường hợp công dân tham gia xét tuyển được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí nhưng nhiều hơn số lượng Tổ viên cần tuyển chọn thì căn cứ số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí đề nghị công nhận Tổ viên để lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng Tổ viên cần tuyển chọn.

Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp quyết định.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập Biên bản kết quả xét tuyển, Công an cấp xã niêm yết công khai Biên bản kết quả xét tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố và thông báo kết quả xét tuyển đến địa chỉ của công dân dự tuyển, thông báo thời gian đến nhận nhiệm vụ trong trường hợp được tuyển chọn.

Hồ sơ xin làm Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ xin làm Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ xin làm Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm những giấy tờ gì?

Theo khoản 3 Mục I Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4768/QĐ-BCA năm 2024 quy định thì hồ sơ xin làm Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BCA); TẢI VỀ

- Bản khai sơ yếu lý lịch;

- Chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về việc có đủ sức khoẻ;

- Bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023.

Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại Thành phố Hồ Chí Minh có mức hỗ trợ hàng tháng là bao nhiêu?

Theo Điều 3 Nghị quyết 08/2024/NQ-HĐND quy định:

Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế
1. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng
a) Tổ trưởng: 6.500.000 đồng/người/tháng;
b) Tổ phó: 6.300.000 đồng/người/tháng;
c) Tổ viên: 6.000.000 đồng/người/tháng.
2. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ 100% số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trên mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế hàng năm.

Theo đó mức hỗ trợ hằng tháng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với Tổ viên là 6.000.000 đồng/người/tháng.

Đi đến trang Tìm kiếm - Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh
654 lượt xem
Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại TP. HCM làm nhiệm vụ vào ngày nghỉ, ngày lễ được hưởng chế độ gì?
Lao động tiền lương
Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự có tham gia chữa cháy không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ xin làm Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm những giấy tờ gì?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào